Chiều 3/10, tại thành phố Đà Nẵng, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng phối hợp với Viện Dinh dưỡng Việt Nam và Công ty Ajinomoto tổ chức triển khai Dự án “Bữa ăn học đường” cho học sinh các trường tiểu học bán trú trên địa bàn.
Nội dung dự án gồm xây dựng chuẩn hoá thực đơn cho các trường tiểu học bán trú theo các tiêu chuẩn của Viện Dinh dưỡng quốc gia; giáo dục cho học sinh về kiến thức dinh dưỡng thông qua chương trình “3 phút thay đổi nhận thức”; tư vấn xây dựng bếp ăn chuẩn theo mô hình của Nhật Bản; xây dựng khu vực ăn phù hợp đồng thời giáo dục ý thức tự phục vụ cho học sinh.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dinh dưỡng học đường có vai trò quan trọng quyết định sự phát triển tối đa các tiềm năng di truyền liên quan đến tầm vóc thể lực và trí tuệ ở trẻ em. Khảo sát của Viện Dinh dưỡng Việt Nam cho thấy, các bữa ăn học đường của học sinh tiểu học ở thành phố Đà Nẵng chưa được tính toán xây dựng dựa trên tiêu chuẩn và nhu cầu dinh dưỡng của lứa tuổi này; các bữa ăn thường ít rau xanh, tần xuất thịt nhiều hơn cá; bữa ăn phụ phần lớn sử dụng những thực phẩm cung cấp nhiều chất béo no, giàu năng lượng dễ gây béo phì; các trường tiểu học bán trú xây dựng thực đơn chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của từng trường; đặc biệt vẫn dùng những thức ăn chế biến sẵn như xúc xích...
Với việc triển khai dự án này, ngành giáo dục Đà Nẵng hy vọng sẽ giúp cho học sinh bán trú có được những bữa ăn cân bằng về dinh dưỡng, đa dạng về thực phẩm góp phần phát triển chiều cao, giảm nguy cơ thừa cân béo phì qua đó hình thành những thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học ở trẻ.
Đà Nẵng là thành phố thứ hai trong cả nước triển khai Dự án “Bữa ăn học đường” do Công ty Ajniomoto tài trợ. Thành phố hiện có 102 trường Tiểu học trong đó có 76 trường Tiểu học bán trú./.
Nội dung dự án gồm xây dựng chuẩn hoá thực đơn cho các trường tiểu học bán trú theo các tiêu chuẩn của Viện Dinh dưỡng quốc gia; giáo dục cho học sinh về kiến thức dinh dưỡng thông qua chương trình “3 phút thay đổi nhận thức”; tư vấn xây dựng bếp ăn chuẩn theo mô hình của Nhật Bản; xây dựng khu vực ăn phù hợp đồng thời giáo dục ý thức tự phục vụ cho học sinh.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dinh dưỡng học đường có vai trò quan trọng quyết định sự phát triển tối đa các tiềm năng di truyền liên quan đến tầm vóc thể lực và trí tuệ ở trẻ em. Khảo sát của Viện Dinh dưỡng Việt Nam cho thấy, các bữa ăn học đường của học sinh tiểu học ở thành phố Đà Nẵng chưa được tính toán xây dựng dựa trên tiêu chuẩn và nhu cầu dinh dưỡng của lứa tuổi này; các bữa ăn thường ít rau xanh, tần xuất thịt nhiều hơn cá; bữa ăn phụ phần lớn sử dụng những thực phẩm cung cấp nhiều chất béo no, giàu năng lượng dễ gây béo phì; các trường tiểu học bán trú xây dựng thực đơn chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của từng trường; đặc biệt vẫn dùng những thức ăn chế biến sẵn như xúc xích...
Với việc triển khai dự án này, ngành giáo dục Đà Nẵng hy vọng sẽ giúp cho học sinh bán trú có được những bữa ăn cân bằng về dinh dưỡng, đa dạng về thực phẩm góp phần phát triển chiều cao, giảm nguy cơ thừa cân béo phì qua đó hình thành những thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học ở trẻ.
Đà Nẵng là thành phố thứ hai trong cả nước triển khai Dự án “Bữa ăn học đường” do Công ty Ajniomoto tài trợ. Thành phố hiện có 102 trường Tiểu học trong đó có 76 trường Tiểu học bán trú./.
Đỗ Trưởng (TTXVN)