Ngày 18/8, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Vũ Hồng Khanh khẳng định, thành phố Hà Nội đã triển khai rất nghiêm túc Đề án tổng thể Bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ-sông Đáy trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tại buổi làm việc với Đoàn kiểm tra của Tổng cục Môi trường về tình hình triển khai Đề án, ông Vũ Hồng Khanh cho biết thành phố đã xây dựng các văn bản, cơ chế chính sách hỗ trợ cho việc triển khai Đề án có hiệu quả.
Bên cạnh đó, thành phố cũng đã triển khai những đề án, chương trình liên quan đến hạn chế ô nhiễm môi trường trên địa bản thành phố như Đề án “Nhiệm vụ và các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường bức xúc trên địa bàn thành phố Hà Nội đến 2010;” Đề án “Quản lý bảo vệ môi trường, quản lý sử dụng đất đai lưu vực sông Nhuệ.”
Từ năm 2009 đến nay, hàng năm, Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội đều tiến hành tổ chức quan trắc đánh giá chất lượng và lưu lượng xả thải tại các cửa xả trực tiếp vào sông Nhuệ và sông Đáy.
Cụ thể, năm 2009 đã quan trắc đánh giá chất lượng và lưu lượng xả thải tại 24 cửa xả trực tiếp vào sông Nhuệ trên địa bàn huyện Từ Liêm và quận Hà Đông; năm 2010 quan trắc 40 cửa xả trực tiếp vào sông Nhuệ và sông Đáy. Mùa mưa năm 2011 đã quan trắc 36 điểm xả vào sông Nhuệ và sông Đáy.
Nhằm giảm ô nhiễm nước cho sông Nhuệ, thành phố cũng đã triển khai dự án cải tạo, nâng cấp sông Tô Lịch, xây dựng đường và cống gom nước thải dọc tuyến sông kết hợp xử lý các nguồn nước thải trước khi đổ vào sông, quản lý chặt chẽ để chấm dứt tình trạng đổ rác thải bừa bãi hai bên bờ sông; đồng thời, đã tiến hành xử lý ô nhiễm nước sông, mương, hồ trên địa bàn thành phố.
Cùng với đó, thành phố đã tập trung xây dựng các trạm xử lý nước thải khu công nghiệp, trạm xử lý nước thải sinh hoạt và làng nghề.
Đặc biệt, các dự án đầu tư cải tạo nạo vét, cải tạo và xây dựng hệ thống thủy lợi liên quan trong lưu vực sông Nhuệ-sông Đáy do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn làm chủ đầu tư đang được tiến hành. Tuy nhiên, việc đầu tư các dự án xử lý nước thải theo hình thức xã hội hóa còn nhiều khó khăn, hạn chế, hầu hết vẫn sử dụng ngân sách nhà nước nên việc triển khai các dự án còn chậm.
Theo Phó Chủ tịch Vũ Hồng Khanh, Hà Nội vẫn quyết tâm kêu gọi đầu tư các dự án cải tạo môi trường với phương châm hài hòa lợi ích của 3 nhà: Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.
Trước mắt, thành phố ưu tiên lập Quy hoạch quản lý sử dụng tài nguyên nước và bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ-sông Đáy đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; Dự án nâng cao năng lực quản lý môi trường, thanh tra, kiểm tra, giám sát và phát triển các hoạt động bảo vệ môi trường cho cộng đồng trên toàn lưu vực sông Nhuệ-sông Đáy./.
Tại buổi làm việc với Đoàn kiểm tra của Tổng cục Môi trường về tình hình triển khai Đề án, ông Vũ Hồng Khanh cho biết thành phố đã xây dựng các văn bản, cơ chế chính sách hỗ trợ cho việc triển khai Đề án có hiệu quả.
Bên cạnh đó, thành phố cũng đã triển khai những đề án, chương trình liên quan đến hạn chế ô nhiễm môi trường trên địa bản thành phố như Đề án “Nhiệm vụ và các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường bức xúc trên địa bàn thành phố Hà Nội đến 2010;” Đề án “Quản lý bảo vệ môi trường, quản lý sử dụng đất đai lưu vực sông Nhuệ.”
Từ năm 2009 đến nay, hàng năm, Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội đều tiến hành tổ chức quan trắc đánh giá chất lượng và lưu lượng xả thải tại các cửa xả trực tiếp vào sông Nhuệ và sông Đáy.
Cụ thể, năm 2009 đã quan trắc đánh giá chất lượng và lưu lượng xả thải tại 24 cửa xả trực tiếp vào sông Nhuệ trên địa bàn huyện Từ Liêm và quận Hà Đông; năm 2010 quan trắc 40 cửa xả trực tiếp vào sông Nhuệ và sông Đáy. Mùa mưa năm 2011 đã quan trắc 36 điểm xả vào sông Nhuệ và sông Đáy.
Nhằm giảm ô nhiễm nước cho sông Nhuệ, thành phố cũng đã triển khai dự án cải tạo, nâng cấp sông Tô Lịch, xây dựng đường và cống gom nước thải dọc tuyến sông kết hợp xử lý các nguồn nước thải trước khi đổ vào sông, quản lý chặt chẽ để chấm dứt tình trạng đổ rác thải bừa bãi hai bên bờ sông; đồng thời, đã tiến hành xử lý ô nhiễm nước sông, mương, hồ trên địa bàn thành phố.
Cùng với đó, thành phố đã tập trung xây dựng các trạm xử lý nước thải khu công nghiệp, trạm xử lý nước thải sinh hoạt và làng nghề.
Đặc biệt, các dự án đầu tư cải tạo nạo vét, cải tạo và xây dựng hệ thống thủy lợi liên quan trong lưu vực sông Nhuệ-sông Đáy do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn làm chủ đầu tư đang được tiến hành. Tuy nhiên, việc đầu tư các dự án xử lý nước thải theo hình thức xã hội hóa còn nhiều khó khăn, hạn chế, hầu hết vẫn sử dụng ngân sách nhà nước nên việc triển khai các dự án còn chậm.
Theo Phó Chủ tịch Vũ Hồng Khanh, Hà Nội vẫn quyết tâm kêu gọi đầu tư các dự án cải tạo môi trường với phương châm hài hòa lợi ích của 3 nhà: Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.
Trước mắt, thành phố ưu tiên lập Quy hoạch quản lý sử dụng tài nguyên nước và bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ-sông Đáy đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; Dự án nâng cao năng lực quản lý môi trường, thanh tra, kiểm tra, giám sát và phát triển các hoạt động bảo vệ môi trường cho cộng đồng trên toàn lưu vực sông Nhuệ-sông Đáy./.
Thanh Bình (TTXVN/Vietnam+)