Sau khi được tạm ứng vốn vay ưu đãi 210 tỷ trong tổng số 350 tỷ đồng từ thành phố, các doanh nghiệp đã triển khai 360 điểm bán các mặt hàng thực phẩm như thịt, gạo, dầu ăn.
Hàng hóa trong danh mục bình ổn đều được niêm yết giá công khai và bảo đảm bán theo đúng giá niêm yết.
Hiện các doanh nghiệp đã dự trữ được lượng hàng gồm 3.603 tấn gạo, 556 tấn thịt gia súc, 204 tấn thịt gia cầm, 4.397 triệu quả trứng gia cầm, 293 tấn thủy, hải sản, 468 tấn thực phẩm chế biến.
Nhìn chung hàng hóa đa dạng về chủng loại và số lượng, có nguồn gốc rõ ràng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đối với các mặt hàng có thời hạn sử dụng dài như dầu ăn, gạo, đường, thực phẩm chế biến, các doanh nghiệp tiến hành ký hợp đồng thu mua hàng hóa về dự trữ tại kho hoặc gửi lại kho các nhà cung cấp.
Riêng các mặt hàng không bảo quản được lâu trong kho như thịt gia súc, gia cầm, thủy, hải sản, trứng gia cầm và rau, củ, quả, các doanh nghiệp ký các hợp đồng, chuyển tiền tạm ứng cho nhà cung cấp bảo đảm cung ứng kịp thời hàng hóa khi thị trường có biến động.
Trước đó, Hà Nội thống nhất trích 500 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách lập quỹ tạm ứng cho doanh nghiệp không tính lãi suất trong năm nay để dự trữ các mặt hàng thiết yếu nhằm bình ổn giá.
Trước mắt, Hà Nội sẽ tạm ứng 350 tỷ đồng để dự trữ các mặt hàng thiết yếu./.
Hàng hóa trong danh mục bình ổn đều được niêm yết giá công khai và bảo đảm bán theo đúng giá niêm yết.
Hiện các doanh nghiệp đã dự trữ được lượng hàng gồm 3.603 tấn gạo, 556 tấn thịt gia súc, 204 tấn thịt gia cầm, 4.397 triệu quả trứng gia cầm, 293 tấn thủy, hải sản, 468 tấn thực phẩm chế biến.
Nhìn chung hàng hóa đa dạng về chủng loại và số lượng, có nguồn gốc rõ ràng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đối với các mặt hàng có thời hạn sử dụng dài như dầu ăn, gạo, đường, thực phẩm chế biến, các doanh nghiệp tiến hành ký hợp đồng thu mua hàng hóa về dự trữ tại kho hoặc gửi lại kho các nhà cung cấp.
Riêng các mặt hàng không bảo quản được lâu trong kho như thịt gia súc, gia cầm, thủy, hải sản, trứng gia cầm và rau, củ, quả, các doanh nghiệp ký các hợp đồng, chuyển tiền tạm ứng cho nhà cung cấp bảo đảm cung ứng kịp thời hàng hóa khi thị trường có biến động.
Trước đó, Hà Nội thống nhất trích 500 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách lập quỹ tạm ứng cho doanh nghiệp không tính lãi suất trong năm nay để dự trữ các mặt hàng thiết yếu nhằm bình ổn giá.
Trước mắt, Hà Nội sẽ tạm ứng 350 tỷ đồng để dự trữ các mặt hàng thiết yếu./.
(TTXVN/Vietnam+)