Năm 2012 là năm thứ 12 cả nước tiếp tục thực hiện Cuộc vận động Ngày vì người nghèo do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động với sự quan tâm, hưởng ứng của toàn xã hội, thể hiện tinh thần tương thân tương ái, phát huy truyền thống “lá lành đùm lá rách” cao đẹp của dân tộc.
Cuộc vận động đậm tính nhân văn sâu sắc này đã góp phần thiết thực chăm lo cho người nghèo, góp phần vào sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Trong tình hình mới, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có những đổi mới, cải tiến về nội dung, hình thức cũng như trong phương thức tiếp nhận, triển khai, quản lý các nguồn ủng hộ của cộng đồng đối với người nghèo theo hướng đi vào chiều sâu nhằm đạt được những kết quả thiết thực hơn trong thời gian tới.
["Phát huy sức mạnh tổng hợp chăm lo cho người nghèo"]
TTXVN đã có cuộc trao đổi với ông Huỳnh Đảm, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xung quanh việc thực hiện Cuộc vận động Ngày vì người nghèo .
Thưa ông, cuộc vận động Ngày vì người nghèo đã thu được kết quả như thế nào trong năm 2012 và sau 12 năm phát động ?
Ông Huỳnh Đảm: Năm 2012 qua đi trong bối cảnh đầy khó khăn nhưng với truyền thống đoàn kết, nhân ái, đến thời điểm này, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã ủng hộ, giúp đỡ người nghèo trên 7.400 tỷ đồng.
Trong đó, gần 1.500 tỷ đồng ủng hộ trực tiếp vào Quỹ vì người nghèo 4 cấp; gần 6000 tỷ đồng ủng hộ trực tiếp cho hộ nghèo, vùng nghèo. So với đăng ký tại Chương trình Nối vòng tay lớn 31/12/2011, số tiền này đã vượt hơn 800 tỷ đồng.
Như vậy, lũy kế 12 năm qua, Quỹ vì người nghèo 4 cấp đã vận động được trên 8.500 tỷ đồng.
Từ năm 2009 đến nay, cùng với việc tiếp nhận Quỹ vì người nghèo, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam còn vận động các tổ chức, cá nhân đăng ký đi ủng hộ trực tiếp cho người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo trị giá trên 19.000 tỷ đồng.
Từ nguồn lực vận động được cùng với sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, giúp đỡ của cộng đồng cũng như đóng góp của bà con, dòng họ, qua 12 năm, trên 1,3 triệu ngôi nhà cho người nghèo đã được xây dựng; hơn 1 triệu hộ được giúp đỡ về sản xuất, việc làm, học hành, chữa bệnh.
Bên cạnh đó là hàng ngàn công trình phúc lợi như điện, đường, cầu, trường học, trạm xá, nước sạch…để giúp đỡ cho người nghèo, vùng nghèo.
Có thể nói, kết quả này không chỉ giúp đỡ cho người nghèo về vật chất mà còn động viên rất lớn về tinh thần cho họ. Từ đó, góp phần vào thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước và hưởng ứng mục tiêu thiên niên kỷ xóa đói giảm nghèo của Liên Hợp quốc. Kết quả này góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ mới.
Cuộc vận động đậm tính nhân văn sâu sắc này đã góp phần thiết thực chăm lo cho người nghèo, góp phần vào sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Trong tình hình mới, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có những đổi mới, cải tiến về nội dung, hình thức cũng như trong phương thức tiếp nhận, triển khai, quản lý các nguồn ủng hộ của cộng đồng đối với người nghèo theo hướng đi vào chiều sâu nhằm đạt được những kết quả thiết thực hơn trong thời gian tới.
["Phát huy sức mạnh tổng hợp chăm lo cho người nghèo"]
TTXVN đã có cuộc trao đổi với ông Huỳnh Đảm, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xung quanh việc thực hiện Cuộc vận động Ngày vì người nghèo .
Thưa ông, cuộc vận động Ngày vì người nghèo đã thu được kết quả như thế nào trong năm 2012 và sau 12 năm phát động ?
Ông Huỳnh Đảm: Năm 2012 qua đi trong bối cảnh đầy khó khăn nhưng với truyền thống đoàn kết, nhân ái, đến thời điểm này, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã ủng hộ, giúp đỡ người nghèo trên 7.400 tỷ đồng.
Trong đó, gần 1.500 tỷ đồng ủng hộ trực tiếp vào Quỹ vì người nghèo 4 cấp; gần 6000 tỷ đồng ủng hộ trực tiếp cho hộ nghèo, vùng nghèo. So với đăng ký tại Chương trình Nối vòng tay lớn 31/12/2011, số tiền này đã vượt hơn 800 tỷ đồng.
Như vậy, lũy kế 12 năm qua, Quỹ vì người nghèo 4 cấp đã vận động được trên 8.500 tỷ đồng.
Từ năm 2009 đến nay, cùng với việc tiếp nhận Quỹ vì người nghèo, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam còn vận động các tổ chức, cá nhân đăng ký đi ủng hộ trực tiếp cho người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo trị giá trên 19.000 tỷ đồng.
Từ nguồn lực vận động được cùng với sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, giúp đỡ của cộng đồng cũng như đóng góp của bà con, dòng họ, qua 12 năm, trên 1,3 triệu ngôi nhà cho người nghèo đã được xây dựng; hơn 1 triệu hộ được giúp đỡ về sản xuất, việc làm, học hành, chữa bệnh.
Bên cạnh đó là hàng ngàn công trình phúc lợi như điện, đường, cầu, trường học, trạm xá, nước sạch…để giúp đỡ cho người nghèo, vùng nghèo.
Có thể nói, kết quả này không chỉ giúp đỡ cho người nghèo về vật chất mà còn động viên rất lớn về tinh thần cho họ. Từ đó, góp phần vào thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước và hưởng ứng mục tiêu thiên niên kỷ xóa đói giảm nghèo của Liên Hợp quốc. Kết quả này góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ mới.
Xin ông cho biết, Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên đã phát huy vai trò như thế nào trong triển khai thực hiện Cuộc vận động ?
Ông Huỳnh Đảm: Cuộc vận động Ngày vì người nghèo mang ý nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội và nhân văn sâu sắc. Do đó, muốn tiến hành có hiệu quả, Mặt trận Tổ quốc các cấp cũng như các tổ chức thành viên phải quán triệt tinh thần chủ động, sáng tạo, bền bỉ nhằm phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, dựa vào sức mạnh của toàn dân. Vì vậy, Mặt trận các cấp đã thường xuyên tham mưu, phối hợp với cấp ủy, chính quyền để đưa nội dung Cuộc vận động vào Nghị quyết, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương; xác định mục tiêu, chỉ tiêu đăng ký phấn đấu hàng năm để thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo một cách cụ thể. Mặt khác, Mặt trận cũng đã phối hợp với các tổ chức thành viên đưa nội dung Cuộc vận động vào chương trình hành động hàng năm thành nội dung, chương trình, mục tiêu cụ thể để vận động các nguồn lực giúp đỡ cho đoàn viên, hội viên người nghèo thuộc lĩnh vực phụ trách. Hàng năm, Mặt trận tập trung tổ chức Tháng cao điểm Vì người nghèo, cùng cấp ủy, chính quyền vận động các tập đoàn, doanh nghiệp đăng ký ủng hộ người nghèo một cách thiết thực. Bên cạnh việc vận động các nguồn lực trong nước, Mặt trận phối hợp với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam để vận động các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức nước ngoài ủng hộ công cuộc xóa đói giảm nghèo của Việt Nam. Có thể nói, ngoài chương trình Nối vòng tay lớn hàng năm do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức, nhiều tổ chức thành viên và địa phương đã có những cách làm hết sức chủ động, sáng tạo như tổ chức chương trình giai điệu tình thương, chương trình nghệ thuật gây quỹ ủng hộ nạn nhân chất độc da cam, chương trình từ thiện vì người nghèo, Tấm lưới nghĩa tình, Quỹ Tấm lòng vàng…tập trung vận động các nguồn lực giúp đỡ người nghèo, tạo ra sức mạnh lan tỏa rộng khắp trong các tầng lớp nhân dân. Từ các lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến các cụ già, các em thiếu nhi; các vị chức sắc các tôn giáo cùng các tín đồ; đồng bào trong nước cũng như ở nước ngoài; các thương, bệnh binh, người khuyết tật cũng tham gia ủng hộ Cuộc vận động Ngày vì người nghèo, Quỹ vì người nghèo. Từ đó, tạo ra sức mạnh, đem lại một kết quả to lớn, thường xuyên, năm sau cao hơn năm trước, tạo nguồn lực góp phần cùng Đảng và Nhà nước trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Quá trình quản lý và sử dụng Quỹ vì người nghèo được thực hiện và giám sát ra sao, thưa ông ?
Ông Huỳnh Đảm: Mặt trận luôn ý thức rằng việc vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ vì người nghèo là rất quan trọng nhưng quan trọng hơn, Quỹ vì người nghèo phải được quản lý và đến được tay người nghèo một cách trọn vẹn. Năm 2000, khi phát động Cuộc vận động Ngày vì người nghèo, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã thành lập Ban vận động Ngày vì người nghèo do Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là Trưởng Ban và mời các bộ, ngành, đoàn thể cùng tham gia, trong đó có Bộ Tài chính, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội…với nhiệm vụ vừa vận động vừa giám sát quá trình sử dụng, quản lý Quỹ. Theo đó, Ban vận động này đã ban hành Quy chế quản lý Quỹ từ Trung ương tới cơ sở. Bộ Tài chính ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ quản lý Quỹ. Trên cơ sở đó, việc thu chi Quỹ được thực hiện theo đúng quy định pháp luật của Nhà nước một cách minh bạch, công khai, thường xuyên được cập nhật và báo cáo đầy đủ với Ban vận động Ngày vì người nghèo và cấp ủy, chính quyền cùng cấp và Mặt trận cấp trên. Đồng thời, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng như Ban vận động Ngày vì người nghèo các cấp cũng luôn quan tâm kiểm tra, giám sát. Bên cạnh đó là sự quan tâm kiểm tra, giám sát của cấp ủy Đảng, Kiểm toán Nhà nước, các Ủy ban của Quốc hội. Trên tinh thần đó, suốt chặng đường 12 năm qua, không để xảy ra thất thoát, tiêu cực trong quản lý, sử dụng Quỹ vì người nghèo, đem lại niềm tin cho các tổ chức, cá nhân yên tâm đóng góp vào Quỹ, ủy thác cho Mặt trận. Tới đây, việc quản lý, tiếp nhận các nguồn lực ủng hộ cho người nghèo nói riêng cũng như Cuộc vận động Ngày vì người nghèo nói chung sẽ tiếp tục được thực hiện theo hướng nào, thưa ông?Ông Huỳnh Đảm: Hơn 2 tháng qua, kể từ khi phát động Tháng cao điểm Ngày vì người nghèo năm nay (17/10/2012), Mặt trận đã cùng các tổ chức thành viên, các địa phương đi sâu vận động. Đến nay, theo tổng hợp chưa đầy đủ, các tổ chức, các nhân, đơn vị trong và ngoài nước đã đăng ký ủng hộ cho người nghèo 6.200 tỷ đồng. Đây là kết quả bước đầu có ý nghĩa sâu sắc trong bối cảnh nền kinh tế của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn. Từ đó, Mặt trận luôn ý thức phải chắt chiu đồng tiền mà các tổ chức, cá nhân ủng hộ và tăng cường kiểm tra, giám sát, cải tiến trong việc quản lý Quỹ. Cùng đó, Mặt trận còn có trách nhiệm theo dõi, giám sát, kết nối, phối hợp với chính quyền các địa phương quản lý, triển khai, tổ chức thực hiện trọn vẹn ý nguyện của các tổ chức, cá nhân đăng ký đi ủng hộ trực tiếp, đóng góp cho người nghèo, hộ nghèo trong năm tới. Vừa qua, sau khi tổng kết 10 năm tổ chức chương trình Nối vòng tay lớn, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam đã thống nhất, để bám sát tình hình thực tế, năm 2012 sẽ không tổ chức chương trình này. Tuy nhiên, Cuộc vận động sẽ được chuyển mạnh sang chiều sâu, thông qua sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức thành viên của Mặt trận và lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương để vận động trực tiếp các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tiếp tục chung tay vì người nghèo. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng tiếp tục chủ động phối hợp với các tổ chức thành viên, chính quyền các cấp để phát huy sức mạnh tổng hợp trong việc vận động Quỹ vì người nghèo và các chương trình an sinh xã hội để nâng cao chất lượng Cuộc vận động trong thời gian tới, góp phần giúp đỡ cho người nghèo, vùng nghèo một cách thiết thực. Qua đó, góp phần thực hiện cao nhất mục tiêu xóa đói giảm nghèo một cách bền vững./.
Trân trọng cảm ơn ông !
Ông Huỳnh Đảm: Cuộc vận động Ngày vì người nghèo mang ý nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội và nhân văn sâu sắc. Do đó, muốn tiến hành có hiệu quả, Mặt trận Tổ quốc các cấp cũng như các tổ chức thành viên phải quán triệt tinh thần chủ động, sáng tạo, bền bỉ nhằm phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, dựa vào sức mạnh của toàn dân. Vì vậy, Mặt trận các cấp đã thường xuyên tham mưu, phối hợp với cấp ủy, chính quyền để đưa nội dung Cuộc vận động vào Nghị quyết, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương; xác định mục tiêu, chỉ tiêu đăng ký phấn đấu hàng năm để thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo một cách cụ thể. Mặt khác, Mặt trận cũng đã phối hợp với các tổ chức thành viên đưa nội dung Cuộc vận động vào chương trình hành động hàng năm thành nội dung, chương trình, mục tiêu cụ thể để vận động các nguồn lực giúp đỡ cho đoàn viên, hội viên người nghèo thuộc lĩnh vực phụ trách. Hàng năm, Mặt trận tập trung tổ chức Tháng cao điểm Vì người nghèo, cùng cấp ủy, chính quyền vận động các tập đoàn, doanh nghiệp đăng ký ủng hộ người nghèo một cách thiết thực. Bên cạnh việc vận động các nguồn lực trong nước, Mặt trận phối hợp với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam để vận động các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức nước ngoài ủng hộ công cuộc xóa đói giảm nghèo của Việt Nam. Có thể nói, ngoài chương trình Nối vòng tay lớn hàng năm do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức, nhiều tổ chức thành viên và địa phương đã có những cách làm hết sức chủ động, sáng tạo như tổ chức chương trình giai điệu tình thương, chương trình nghệ thuật gây quỹ ủng hộ nạn nhân chất độc da cam, chương trình từ thiện vì người nghèo, Tấm lưới nghĩa tình, Quỹ Tấm lòng vàng…tập trung vận động các nguồn lực giúp đỡ người nghèo, tạo ra sức mạnh lan tỏa rộng khắp trong các tầng lớp nhân dân. Từ các lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến các cụ già, các em thiếu nhi; các vị chức sắc các tôn giáo cùng các tín đồ; đồng bào trong nước cũng như ở nước ngoài; các thương, bệnh binh, người khuyết tật cũng tham gia ủng hộ Cuộc vận động Ngày vì người nghèo, Quỹ vì người nghèo. Từ đó, tạo ra sức mạnh, đem lại một kết quả to lớn, thường xuyên, năm sau cao hơn năm trước, tạo nguồn lực góp phần cùng Đảng và Nhà nước trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Quá trình quản lý và sử dụng Quỹ vì người nghèo được thực hiện và giám sát ra sao, thưa ông ?
Ông Huỳnh Đảm: Mặt trận luôn ý thức rằng việc vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ vì người nghèo là rất quan trọng nhưng quan trọng hơn, Quỹ vì người nghèo phải được quản lý và đến được tay người nghèo một cách trọn vẹn. Năm 2000, khi phát động Cuộc vận động Ngày vì người nghèo, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã thành lập Ban vận động Ngày vì người nghèo do Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là Trưởng Ban và mời các bộ, ngành, đoàn thể cùng tham gia, trong đó có Bộ Tài chính, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội…với nhiệm vụ vừa vận động vừa giám sát quá trình sử dụng, quản lý Quỹ. Theo đó, Ban vận động này đã ban hành Quy chế quản lý Quỹ từ Trung ương tới cơ sở. Bộ Tài chính ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ quản lý Quỹ. Trên cơ sở đó, việc thu chi Quỹ được thực hiện theo đúng quy định pháp luật của Nhà nước một cách minh bạch, công khai, thường xuyên được cập nhật và báo cáo đầy đủ với Ban vận động Ngày vì người nghèo và cấp ủy, chính quyền cùng cấp và Mặt trận cấp trên. Đồng thời, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng như Ban vận động Ngày vì người nghèo các cấp cũng luôn quan tâm kiểm tra, giám sát. Bên cạnh đó là sự quan tâm kiểm tra, giám sát của cấp ủy Đảng, Kiểm toán Nhà nước, các Ủy ban của Quốc hội. Trên tinh thần đó, suốt chặng đường 12 năm qua, không để xảy ra thất thoát, tiêu cực trong quản lý, sử dụng Quỹ vì người nghèo, đem lại niềm tin cho các tổ chức, cá nhân yên tâm đóng góp vào Quỹ, ủy thác cho Mặt trận. Tới đây, việc quản lý, tiếp nhận các nguồn lực ủng hộ cho người nghèo nói riêng cũng như Cuộc vận động Ngày vì người nghèo nói chung sẽ tiếp tục được thực hiện theo hướng nào, thưa ông?Ông Huỳnh Đảm: Hơn 2 tháng qua, kể từ khi phát động Tháng cao điểm Ngày vì người nghèo năm nay (17/10/2012), Mặt trận đã cùng các tổ chức thành viên, các địa phương đi sâu vận động. Đến nay, theo tổng hợp chưa đầy đủ, các tổ chức, các nhân, đơn vị trong và ngoài nước đã đăng ký ủng hộ cho người nghèo 6.200 tỷ đồng. Đây là kết quả bước đầu có ý nghĩa sâu sắc trong bối cảnh nền kinh tế của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn. Từ đó, Mặt trận luôn ý thức phải chắt chiu đồng tiền mà các tổ chức, cá nhân ủng hộ và tăng cường kiểm tra, giám sát, cải tiến trong việc quản lý Quỹ. Cùng đó, Mặt trận còn có trách nhiệm theo dõi, giám sát, kết nối, phối hợp với chính quyền các địa phương quản lý, triển khai, tổ chức thực hiện trọn vẹn ý nguyện của các tổ chức, cá nhân đăng ký đi ủng hộ trực tiếp, đóng góp cho người nghèo, hộ nghèo trong năm tới. Vừa qua, sau khi tổng kết 10 năm tổ chức chương trình Nối vòng tay lớn, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam đã thống nhất, để bám sát tình hình thực tế, năm 2012 sẽ không tổ chức chương trình này. Tuy nhiên, Cuộc vận động sẽ được chuyển mạnh sang chiều sâu, thông qua sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức thành viên của Mặt trận và lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương để vận động trực tiếp các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tiếp tục chung tay vì người nghèo. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng tiếp tục chủ động phối hợp với các tổ chức thành viên, chính quyền các cấp để phát huy sức mạnh tổng hợp trong việc vận động Quỹ vì người nghèo và các chương trình an sinh xã hội để nâng cao chất lượng Cuộc vận động trong thời gian tới, góp phần giúp đỡ cho người nghèo, vùng nghèo một cách thiết thực. Qua đó, góp phần thực hiện cao nhất mục tiêu xóa đói giảm nghèo một cách bền vững./.
Trân trọng cảm ơn ông !
Thanh Hòa (TTXVN)