Đầu năm học, trong khi các bậc phụ huynh chuẩn bị quần áo, sách vở cho con đến trường, thì không ít phụ huynh thuộc lao động nhập cư ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An lại ngậm ngùi gửi con về quê vì không tìm được trường.
Trẻ nhỏ không tìm được trường mẫu giáo, trẻ vào lớp 1 lại gian nan hơn vì cha mẹ không có hộ khẩu để cho con đến trường tại nơi đăng ký tạm trú.
Chị Trà Thị Thanh Lan, công nhân Công ty Tanimex, ở thành phố Tân An cho biết đầu tháng 8 chị đã lo tìm nơi gửi con vào nhà trẻ. Khi đến các nhà trẻ công lập chị chỉ nhận được cái lắc đầu "Chỉ có nhận trẻ có hộ khẩu thường trú trong địa bàn phường," còn sang nhà giữ trẻ tư nhân thì không còn chỗ nữa. Vợ chồng chị đành phải gửi con về quê với bà ngoại để đi học.
Cùng hoàn cảnh với chi Lan, vợ chồng anh Trần Văn Tuấn cũng vất vả khi không gửi được con nhỏ. Cả vợ chồng đều là công nhân Công ty Chungshin, khu công nghiệp huyện Bến Lức, gần 1 năm nay anh chị phải thay phiên nhau giữ bé, cứ anh đi làm ca sáng, vợ đi làm ca chiều, hy vọng năm nay sẽ được đưa còn vào nhà trẻ an tâm làm việc.
Thế nhưng, trên địa bàn thị trấn bến Lức hiện nay chỉ có 2 trường mẫu giáo công lập Họa Mi và Hoa Sen, nên cũng không đáp ứng nhu cầu cho trẻ ở tại địa phương, nên không nhận trẻ nhập cư. Các nhà trẻ tư thục Rồng Vàng, Sen Hồng chỉ nhận trẻ 24 tháng tuổi trở lên, cuối cùng anh Tuấn cũng đành gửi còn về quê.
Tại thành phố Tân An có 153 phòng giữ trẻ, trong đó có 124 phòng giữ trẻ công lập, nhưng cũng chỉ tiếp nhận trẻ cư trú tại địa phương, vì không đủ lớp để nhận trẻ nhập cư.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Long An cho biết, hiện nay tỉnh có khoảng 200 cơ sở giáo dục mầm non, nhóm trẻ tư thục có sức chứa khoảng 6.000 trẻ, không thể đáp ứng hết trẻ có hộ khẩu tại địa phương, nên có tình trạng trẻ nhập cư không được vào các trường mầm non, mẫu giáo ở tỉnh Long An.
Nếu như trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo khó khăn trong việc tìm trường, thì trẻ 6 tuổi lại gian nan vào lớp 1. Hầu hết các trường tiểu học trong tỉnh chỉ đủ sức nhận trẻ có hộ khẩu thường trú tại địa phương.
Hiện nay tỉnh Long An có 246 trường tiểu học, chủ yếu là trường công lập nên không thể đáp ứng nhu cầu của trẻ nhập cư. Ở trường dân lập năm học mới 2011-2012 học phí quá cao, trung bình trên dưới 2 triệu đồng/tháng/trẻ học lớp 1, trong khi đó lương công nhân trên dưới 2 triệu đồng/tháng. Thế nhưng cũng không có đủ trường để cho trẻ nhập cư vào học ở các khu, cụm công nghiệp.
Đầu năm học, những gia đình công nhân, lao động nhập cư lại phải đưa con về quê nhập học theo nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. Vì vậy ước mơ được đến trường, được sống gần cha mẹ của trẻ nhập cư dường như còn quá xa./.
Trẻ nhỏ không tìm được trường mẫu giáo, trẻ vào lớp 1 lại gian nan hơn vì cha mẹ không có hộ khẩu để cho con đến trường tại nơi đăng ký tạm trú.
Chị Trà Thị Thanh Lan, công nhân Công ty Tanimex, ở thành phố Tân An cho biết đầu tháng 8 chị đã lo tìm nơi gửi con vào nhà trẻ. Khi đến các nhà trẻ công lập chị chỉ nhận được cái lắc đầu "Chỉ có nhận trẻ có hộ khẩu thường trú trong địa bàn phường," còn sang nhà giữ trẻ tư nhân thì không còn chỗ nữa. Vợ chồng chị đành phải gửi con về quê với bà ngoại để đi học.
Cùng hoàn cảnh với chi Lan, vợ chồng anh Trần Văn Tuấn cũng vất vả khi không gửi được con nhỏ. Cả vợ chồng đều là công nhân Công ty Chungshin, khu công nghiệp huyện Bến Lức, gần 1 năm nay anh chị phải thay phiên nhau giữ bé, cứ anh đi làm ca sáng, vợ đi làm ca chiều, hy vọng năm nay sẽ được đưa còn vào nhà trẻ an tâm làm việc.
Thế nhưng, trên địa bàn thị trấn bến Lức hiện nay chỉ có 2 trường mẫu giáo công lập Họa Mi và Hoa Sen, nên cũng không đáp ứng nhu cầu cho trẻ ở tại địa phương, nên không nhận trẻ nhập cư. Các nhà trẻ tư thục Rồng Vàng, Sen Hồng chỉ nhận trẻ 24 tháng tuổi trở lên, cuối cùng anh Tuấn cũng đành gửi còn về quê.
Tại thành phố Tân An có 153 phòng giữ trẻ, trong đó có 124 phòng giữ trẻ công lập, nhưng cũng chỉ tiếp nhận trẻ cư trú tại địa phương, vì không đủ lớp để nhận trẻ nhập cư.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Long An cho biết, hiện nay tỉnh có khoảng 200 cơ sở giáo dục mầm non, nhóm trẻ tư thục có sức chứa khoảng 6.000 trẻ, không thể đáp ứng hết trẻ có hộ khẩu tại địa phương, nên có tình trạng trẻ nhập cư không được vào các trường mầm non, mẫu giáo ở tỉnh Long An.
Nếu như trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo khó khăn trong việc tìm trường, thì trẻ 6 tuổi lại gian nan vào lớp 1. Hầu hết các trường tiểu học trong tỉnh chỉ đủ sức nhận trẻ có hộ khẩu thường trú tại địa phương.
Hiện nay tỉnh Long An có 246 trường tiểu học, chủ yếu là trường công lập nên không thể đáp ứng nhu cầu của trẻ nhập cư. Ở trường dân lập năm học mới 2011-2012 học phí quá cao, trung bình trên dưới 2 triệu đồng/tháng/trẻ học lớp 1, trong khi đó lương công nhân trên dưới 2 triệu đồng/tháng. Thế nhưng cũng không có đủ trường để cho trẻ nhập cư vào học ở các khu, cụm công nghiệp.
Đầu năm học, những gia đình công nhân, lao động nhập cư lại phải đưa con về quê nhập học theo nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. Vì vậy ước mơ được đến trường, được sống gần cha mẹ của trẻ nhập cư dường như còn quá xa./.
Thanh Tuấn (TTXVN/Vietnam+)