Một nghiên cứu mới cho thấy những bà mẹ làm việc bán thời gian thường có những đứa con khỏe mạnh hơn những bà mẹ ở nhà nội trợ hoặc làm những công việc trọn ngày.
Theo hãng tin News Ltd, việc nghiên cứu hơn 4.500 trẻ chuẩn bị vào lớp vỡ lòng ở Australia đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ, có mẹ làm việc bán thời gian, thường ít ăn vặt, ít xem tivi và ít có xu hướng bị quá cân hoặc mắc bệnh béo phì.
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học New England tại bang New South Wales đã rút ra kết luận trên sau khi phỏng vấn trực tiếp các bà mẹ, đồng thời tiến hành đo chiều cao và cân nặng những đứa con của họ trong độ tuổi từ 4-5. Sau hai năm, họ lại tiến hành đo lại khi chúng đến độ tuổi 6-7.
Phát hiện này khiến dư luận Australia lặp lại lời kêu gọi phải có các chương trình làm việc linh hoạt và thân thiện với gia đình hơn, coi đây là các biện pháp thúc đẩy lối sống lành mạnh và sự khỏe mạnh của trẻ em trước độ tuổi cắp sách đến trường.
Đồng tác giả của nghiên cứu trên, phó giáo sư Jan Nicholson thuộc Viện nghiên cứu nhi khoa Murdoch tại Melbourne, bang Victoria chỉ rõ: "Khi các bà mẹ làm việc bán thời gian, rõ ràng là họ phải có cách quán xuyến công việc nhà chu đáo và cách thức bố mẹ chăm sóc con cái họ mang tính chất bảo vệ."
Nghiên cứu trên cũng cho thấy các bà mẹ làm việc đầy đủ các ngày trong tuần thường có xu hướng có những đứa con kém khỏe mạnh hơn.
Hiện chưa rõ vì sao những bà mẹ ở nhà không đi làm lại có những đứa con mập mạp và kém khỏe mạnh hơn, bất chấp việc họ có nhiều thời gian hơn để chăm sóc con cái theo cách thức khoa học và điều này cần có sự nghiên cứu sâu hơn về tính năng động trong gia đình./.
Theo hãng tin News Ltd, việc nghiên cứu hơn 4.500 trẻ chuẩn bị vào lớp vỡ lòng ở Australia đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ, có mẹ làm việc bán thời gian, thường ít ăn vặt, ít xem tivi và ít có xu hướng bị quá cân hoặc mắc bệnh béo phì.
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học New England tại bang New South Wales đã rút ra kết luận trên sau khi phỏng vấn trực tiếp các bà mẹ, đồng thời tiến hành đo chiều cao và cân nặng những đứa con của họ trong độ tuổi từ 4-5. Sau hai năm, họ lại tiến hành đo lại khi chúng đến độ tuổi 6-7.
Phát hiện này khiến dư luận Australia lặp lại lời kêu gọi phải có các chương trình làm việc linh hoạt và thân thiện với gia đình hơn, coi đây là các biện pháp thúc đẩy lối sống lành mạnh và sự khỏe mạnh của trẻ em trước độ tuổi cắp sách đến trường.
Đồng tác giả của nghiên cứu trên, phó giáo sư Jan Nicholson thuộc Viện nghiên cứu nhi khoa Murdoch tại Melbourne, bang Victoria chỉ rõ: "Khi các bà mẹ làm việc bán thời gian, rõ ràng là họ phải có cách quán xuyến công việc nhà chu đáo và cách thức bố mẹ chăm sóc con cái họ mang tính chất bảo vệ."
Nghiên cứu trên cũng cho thấy các bà mẹ làm việc đầy đủ các ngày trong tuần thường có xu hướng có những đứa con kém khỏe mạnh hơn.
Hiện chưa rõ vì sao những bà mẹ ở nhà không đi làm lại có những đứa con mập mạp và kém khỏe mạnh hơn, bất chấp việc họ có nhiều thời gian hơn để chăm sóc con cái theo cách thức khoa học và điều này cần có sự nghiên cứu sâu hơn về tính năng động trong gia đình./.
Đoàn Hùng/Sydned (Vietnam+)