“Ôi dời, sống còn được bao lâu, sắp chết đến nơi cũng chẳng cần gì,” câu nói bất cần của đứa trẻ bị nhiễm HIV khiến chị Nguyễn Thị Thanh, Trưởng phòng chăm sóc trẻ, Trung tâm giáo dục lao động số 2, Ba Vì, Hà Nội phải giật mình xót xa.
Những mong sẽ xua tan đi mặc cảm, buồn đau của lũ trẻ, không chỉ các bà mẹ cùng cán bộ của trung tâm mà cả các tổ chức xã hội cũng cố gắng tạo ra không khí thân thiện, vui tươi, sân chơi thú vị cho trẻ.
Theo bước Câu lạc bộ tình nguyện trẻ của Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam với chương trình “Ngày cuối tuần rực rỡ,” phóng viên Vietnam+ đã tới thăm những mầm non bị HIV của Trung tâm giáo dục lao động số 2, Ba Vì, Ha Nội.
Nơi cho em tình yêu
Khuôn viên của trung tâm nằm trong không gian xanh mát ở vùng đất Ba Vì, khi chúng tôi tới thăm, một số bà mẹ đang mải miết bón phân cho các luống rau. Được xây dựng dựa trên mô hình của làng trẻ SOS, trung tâm có 4 ngôi nhà nuôi trẻ theo kiểu gia đình, một nhà y tế và một nhà văn hóa, trong đó có hai lớp học.
Chị Nguyễn Thị Thanh cho biết hiện nay trung tâm có 60 trẻ, trong đó có 8 trẻ sơ sinh, còn lại các cháu từ 2 đến 16 tuổi. Các em là những đứa bé bị nhiễm HIV từ bố mẹ, chúng bị bỏ rơi ở bệnh viện, công viên hay ngay tại trước cổng trung tâm…
Việc chăm sóc y tế cho trẻ nhiễm HIV được trung tâm ưu tiên hàng đầu.
Chị Thanh giải thích rằng, do đặc điểm trẻ nhiễm HIV sức đề kháng yếu nên các em phải dùng thuốc kháng vi rút hàng ngày. Đi kèm đó là chế độ dinh dưỡng phải được đáp ứng theo yêu cầu với ba bữa ăn chính, ba bữa sữa và hai bữa hoa quả.
Bên cạnh đó, chúng đều là những đứa trẻ khuyết hụt tình cảm của bố mẹ và người thân, lại phải đối diện với sự thực tai ác của căn bệnh nên chúng dễ tổn thương. Để các em sống lành mạnh, tích cực, các mẹ phải nhạy cảm trong nắm bắt tâm lý của các con.
Được sự yêu thương, bù đắp của các mẹ nuôi, những “búp măng non” rất hồn nhiên, vui vẻ nhưng cũng có em ý thức được căn bệnh của mình nên chúng thường buồn và có những lời nói bất cần. Những lúc trẻ như vậy, các mẹ phải nhẹ nhàng tâm sự, rồi kể những câu chuyện lạc quan, xua đi ý nghĩ u ám trong đầu chúng.
Tuy nhiên, chị Thanh cũng nhấn mạnh những rào cản cho trẻ bị HIV hòa nhập với cộng đồng, trong đó có sự hạn chế trong hiểu biết và ý thức của người dân.
Người trưởng phòng này kể rằng, trước đây, trung tâm cùng các tổ chức đã nỗ lực để đưa các cháu tới trường gần đó để học. Nhưng các phụ huynh ở trường này còn mơ hồ về căn bệnh thế kỷ, họ sợ con mình sẽ bị lây nhiễm từ những đứa trẻ kia nên đã kịch liệt phản đối cho chúng học chung.
“Một tuần đầu, phụ huynh cứ ở cổng trường theo dõi xem con mình thế nào, đến tuần thứ hai thì họ không đồng ý cho con họ học cùng trẻ bị HIV. Thế là giáo viên phải đến tận trung tâm để dạy nhưng đến nay trung tâm cũng chỉ có hai lớp ghép là lớp một ghép với lớp hai và lớp bốn ghép với lớp năm,” chị Thanh buồn rầu.
Vượt lên nỗi tuyệt vọng
Trong đôi mắt thương cảm, chị Thanh nhớ lại lần các chị tiếp nhận đứa trẻ bị bỏ rơi ngay trước cổng trung tâm. Vào một đêm mùa hè năm 2008, khi bảo vệ của trung tâm đi tuần tra thì phát hiện ra một bé gái nằm trước cổng. Cháu bé gầy nhong, miệng lở loét, cả người sẩn ngứa, nhớp nhúa. Trên người cháu chỉ có một mảnh giấy ghi họ tên là Chu Phương Anh và năm sinh.
Mặc dù lúc đó Phương Anh đã bẩy tuổi (theo tờ giấy ghi) nhưng đưa vào trung tâm, các mẹ cân chỉ được 8 kg, cháu đi lại còn xiêu vẹo, ai nhìn vào cũng ái ngại.
Sống giữa tình thương và sự chăm sóc của các mẹ, gần ba năm ở trung tâm, đến nay, cháu bé ấy đã nặng 21,5 kg. Nhìn Phương Anh da dẻ hồng hào, đôi mắt sáng lanh lợi, các mẹ của ngôi nhà Bồ Câu, nơi Phương Anh ở vẫn đùa rằng, nhìn cô bé bây giờ chẳng ai có thể nghĩ nó là đứa trẻ gòm nhom, dặt dẹo của ba năm trước.
Song, có lẽ, niềm vui lớn hơn sức khỏe của bé là sự hiếu học, trí thông minh và lòng hiếu thảo của em. Theo học lớp 2 tại trung tâm, em đã đáp lại sự dưỡng dục của các mẹ bằng danh hiệu học sinh tiên tiến. Đôi mắt em mơ màng khi nói cho chúng tôi nghe ước mơ của mình về tương lai được làm cô giáo.
Ngoài phương Anh của ngôi nhà Bồ Câu, nổi tiếng trong ngôi nhà Hoa Mai là em Nguyễn Thị Thuy Thủy. Là cô bé 15 tuổi, em đến với trung tâm gần 10 năm nay. Hiện nay, Thủy đang học lớp 5, mấy năm qua, em luôn dành danh hiệu học sinh giỏi.
Hai người mẹ nuôi của ngôi nhà Hoa Mai, nơi em sống đầy tự hào khi nhắc đến đứa con gái ngoan. Các mẹ kể rằng, khi nào mẹ kêu mệt là em tự ý thức giúp mẹ việc nhà. Có những lần hai mẹ đều đi học điều dưỡng, em ở nhà thay các mẹ lo cơm nước cho đàn em sống cùng mái nhà với mình.
Khi chúng tôi hỏi ước mơ của em sau này đươc làm gì, đôi mắt rực sáng em không ngần ngại trả lời, em mong được làm bác sĩ để chữa bệnh cho mọi người.
Chị Phạm Thị Luyến, một trong hai người mẹ trực tiếp nuôi em kể rằng, có lần thấy bé buồn, biết bé đnag nghĩ về căn bệnh của mình, chị đến động viên bé, nói rằng sắp có thuốc chữa cho các con, ai ngờ bé nhảy lên ôm chị, đôi mắt đầy háo hức, rồi sung sướng reo lên: “Vậy là ra ngoài đường con được gặp mẹ đấy!”
Sự ngây thơ đến đau lòng của em từng khiến cho chị Luyến day dứt và ao ước chị sẽ làm được cho bé nhiều hơn để lấp đi những tình cảm bị thiếu hụt trong tâm hồn chúng.
“Ngày cuối tuần” khơi dậy giấc mơ
Khi được các mẹ thông báo có anh chị trong Câu lạc bộ tình nguyện trẻ tới tổ chức chương trình “Ngày cuối tuần rực rỡ” cho các con, đứa nào đứa ấy mặt hơn hớn.
“Thi thoảng mới có các tổ chức xã hội đến làm chương trình cho các cháu nên mỗi khi có đoàn đến chúng vui lắm,” chị Lan Anh, mẹ nuôi của ngôi nhà Bồ Câu cho biết.
Ngoài múa hát, chơi trò chơi và cùng nấu chè để ăn, các bé còn được những anh chị sinh viên tình nguyện của câu lạc bộ dạy vẽ, tô màu, làm hoa từ những phế liệu. Sản phẩm của các bé được chấm điểm, trao giải và lưu lại làm kỷ niệm.
Dù giải thưởng chỉ là gói kẹo và cây bút chì nhưng vẫn rạng ngời niềm vui trên gương mặt mỗi em. Chim bồ câu bay giữa trời xanh, cả gia đình chú gấu, hoa rực rỡ trước nhà, phi công lái máy bay, cô giáo…trong tranh các em đã hiện nên niềm khao khát tình yêu cuộc sống của chúng.
“Ngày cuối tuần rực rỡ” đã động viên và góp phần khơi dậy niềm tin và mong ước tương lai của các em, tuy vậy, khi cộng đồng còn chưa thực sự dang tay thì tương lai các em vẫn còn nhiều bức tường chặn lại.
Nói như lời bà Thanh, xin hãy mở rộng tấm lòng với trẻ HIV, vì chúng cần hơn nữa những ngày cuối tuần rực rỡ./.
Những mong sẽ xua tan đi mặc cảm, buồn đau của lũ trẻ, không chỉ các bà mẹ cùng cán bộ của trung tâm mà cả các tổ chức xã hội cũng cố gắng tạo ra không khí thân thiện, vui tươi, sân chơi thú vị cho trẻ.
Theo bước Câu lạc bộ tình nguyện trẻ của Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam với chương trình “Ngày cuối tuần rực rỡ,” phóng viên Vietnam+ đã tới thăm những mầm non bị HIV của Trung tâm giáo dục lao động số 2, Ba Vì, Ha Nội.
Nơi cho em tình yêu
Khuôn viên của trung tâm nằm trong không gian xanh mát ở vùng đất Ba Vì, khi chúng tôi tới thăm, một số bà mẹ đang mải miết bón phân cho các luống rau. Được xây dựng dựa trên mô hình của làng trẻ SOS, trung tâm có 4 ngôi nhà nuôi trẻ theo kiểu gia đình, một nhà y tế và một nhà văn hóa, trong đó có hai lớp học.
Chị Nguyễn Thị Thanh cho biết hiện nay trung tâm có 60 trẻ, trong đó có 8 trẻ sơ sinh, còn lại các cháu từ 2 đến 16 tuổi. Các em là những đứa bé bị nhiễm HIV từ bố mẹ, chúng bị bỏ rơi ở bệnh viện, công viên hay ngay tại trước cổng trung tâm…
Việc chăm sóc y tế cho trẻ nhiễm HIV được trung tâm ưu tiên hàng đầu.
Chị Thanh giải thích rằng, do đặc điểm trẻ nhiễm HIV sức đề kháng yếu nên các em phải dùng thuốc kháng vi rút hàng ngày. Đi kèm đó là chế độ dinh dưỡng phải được đáp ứng theo yêu cầu với ba bữa ăn chính, ba bữa sữa và hai bữa hoa quả.
Bên cạnh đó, chúng đều là những đứa trẻ khuyết hụt tình cảm của bố mẹ và người thân, lại phải đối diện với sự thực tai ác của căn bệnh nên chúng dễ tổn thương. Để các em sống lành mạnh, tích cực, các mẹ phải nhạy cảm trong nắm bắt tâm lý của các con.
Được sự yêu thương, bù đắp của các mẹ nuôi, những “búp măng non” rất hồn nhiên, vui vẻ nhưng cũng có em ý thức được căn bệnh của mình nên chúng thường buồn và có những lời nói bất cần. Những lúc trẻ như vậy, các mẹ phải nhẹ nhàng tâm sự, rồi kể những câu chuyện lạc quan, xua đi ý nghĩ u ám trong đầu chúng.
Tuy nhiên, chị Thanh cũng nhấn mạnh những rào cản cho trẻ bị HIV hòa nhập với cộng đồng, trong đó có sự hạn chế trong hiểu biết và ý thức của người dân.
Người trưởng phòng này kể rằng, trước đây, trung tâm cùng các tổ chức đã nỗ lực để đưa các cháu tới trường gần đó để học. Nhưng các phụ huynh ở trường này còn mơ hồ về căn bệnh thế kỷ, họ sợ con mình sẽ bị lây nhiễm từ những đứa trẻ kia nên đã kịch liệt phản đối cho chúng học chung.
“Một tuần đầu, phụ huynh cứ ở cổng trường theo dõi xem con mình thế nào, đến tuần thứ hai thì họ không đồng ý cho con họ học cùng trẻ bị HIV. Thế là giáo viên phải đến tận trung tâm để dạy nhưng đến nay trung tâm cũng chỉ có hai lớp ghép là lớp một ghép với lớp hai và lớp bốn ghép với lớp năm,” chị Thanh buồn rầu.
Vượt lên nỗi tuyệt vọng
Trong đôi mắt thương cảm, chị Thanh nhớ lại lần các chị tiếp nhận đứa trẻ bị bỏ rơi ngay trước cổng trung tâm. Vào một đêm mùa hè năm 2008, khi bảo vệ của trung tâm đi tuần tra thì phát hiện ra một bé gái nằm trước cổng. Cháu bé gầy nhong, miệng lở loét, cả người sẩn ngứa, nhớp nhúa. Trên người cháu chỉ có một mảnh giấy ghi họ tên là Chu Phương Anh và năm sinh.
Mặc dù lúc đó Phương Anh đã bẩy tuổi (theo tờ giấy ghi) nhưng đưa vào trung tâm, các mẹ cân chỉ được 8 kg, cháu đi lại còn xiêu vẹo, ai nhìn vào cũng ái ngại.
Sống giữa tình thương và sự chăm sóc của các mẹ, gần ba năm ở trung tâm, đến nay, cháu bé ấy đã nặng 21,5 kg. Nhìn Phương Anh da dẻ hồng hào, đôi mắt sáng lanh lợi, các mẹ của ngôi nhà Bồ Câu, nơi Phương Anh ở vẫn đùa rằng, nhìn cô bé bây giờ chẳng ai có thể nghĩ nó là đứa trẻ gòm nhom, dặt dẹo của ba năm trước.
Song, có lẽ, niềm vui lớn hơn sức khỏe của bé là sự hiếu học, trí thông minh và lòng hiếu thảo của em. Theo học lớp 2 tại trung tâm, em đã đáp lại sự dưỡng dục của các mẹ bằng danh hiệu học sinh tiên tiến. Đôi mắt em mơ màng khi nói cho chúng tôi nghe ước mơ của mình về tương lai được làm cô giáo.
Ngoài phương Anh của ngôi nhà Bồ Câu, nổi tiếng trong ngôi nhà Hoa Mai là em Nguyễn Thị Thuy Thủy. Là cô bé 15 tuổi, em đến với trung tâm gần 10 năm nay. Hiện nay, Thủy đang học lớp 5, mấy năm qua, em luôn dành danh hiệu học sinh giỏi.
Hai người mẹ nuôi của ngôi nhà Hoa Mai, nơi em sống đầy tự hào khi nhắc đến đứa con gái ngoan. Các mẹ kể rằng, khi nào mẹ kêu mệt là em tự ý thức giúp mẹ việc nhà. Có những lần hai mẹ đều đi học điều dưỡng, em ở nhà thay các mẹ lo cơm nước cho đàn em sống cùng mái nhà với mình.
Khi chúng tôi hỏi ước mơ của em sau này đươc làm gì, đôi mắt rực sáng em không ngần ngại trả lời, em mong được làm bác sĩ để chữa bệnh cho mọi người.
Chị Phạm Thị Luyến, một trong hai người mẹ trực tiếp nuôi em kể rằng, có lần thấy bé buồn, biết bé đnag nghĩ về căn bệnh của mình, chị đến động viên bé, nói rằng sắp có thuốc chữa cho các con, ai ngờ bé nhảy lên ôm chị, đôi mắt đầy háo hức, rồi sung sướng reo lên: “Vậy là ra ngoài đường con được gặp mẹ đấy!”
Sự ngây thơ đến đau lòng của em từng khiến cho chị Luyến day dứt và ao ước chị sẽ làm được cho bé nhiều hơn để lấp đi những tình cảm bị thiếu hụt trong tâm hồn chúng.
“Ngày cuối tuần” khơi dậy giấc mơ
Khi được các mẹ thông báo có anh chị trong Câu lạc bộ tình nguyện trẻ tới tổ chức chương trình “Ngày cuối tuần rực rỡ” cho các con, đứa nào đứa ấy mặt hơn hớn.
“Thi thoảng mới có các tổ chức xã hội đến làm chương trình cho các cháu nên mỗi khi có đoàn đến chúng vui lắm,” chị Lan Anh, mẹ nuôi của ngôi nhà Bồ Câu cho biết.
Ngoài múa hát, chơi trò chơi và cùng nấu chè để ăn, các bé còn được những anh chị sinh viên tình nguyện của câu lạc bộ dạy vẽ, tô màu, làm hoa từ những phế liệu. Sản phẩm của các bé được chấm điểm, trao giải và lưu lại làm kỷ niệm.
Dù giải thưởng chỉ là gói kẹo và cây bút chì nhưng vẫn rạng ngời niềm vui trên gương mặt mỗi em. Chim bồ câu bay giữa trời xanh, cả gia đình chú gấu, hoa rực rỡ trước nhà, phi công lái máy bay, cô giáo…trong tranh các em đã hiện nên niềm khao khát tình yêu cuộc sống của chúng.
“Ngày cuối tuần rực rỡ” đã động viên và góp phần khơi dậy niềm tin và mong ước tương lai của các em, tuy vậy, khi cộng đồng còn chưa thực sự dang tay thì tương lai các em vẫn còn nhiều bức tường chặn lại.
Nói như lời bà Thanh, xin hãy mở rộng tấm lòng với trẻ HIV, vì chúng cần hơn nữa những ngày cuối tuần rực rỡ./.
Thiên Linh (Vietnam+)