Bại não ở trẻ em hiện nay đang trở thành mối quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực phục hồi chức năng nhi khoa với số lượng trẻ mắc bệnh ngày càng gia tăng.
Bại não thường để lại những khiếm khuyết nặng nề, ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày của trẻ và gia đình. Nhưng hầu hết các gia đình đều không biết rằng trẻ bị bại não cần được phát hiện sớm và điều trị lâu dài, để giúp các em có thể hòa nhập với cộng đồng.
40- 60% trẻ bị bại não do nguyên nhân trong khi sinh
Phó Giáo sư, tiến sĩ Nghiêm Hữu Thành, Giám đốc Bệnh viện Châm cứu Trung ương cho biết hiện nay, trên thế giới tỷ lệ trẻ bại não là 1,8-2,5/100 trẻ sinh sống. Ở Việt Nam, trung bình mỗi năm có khoảng 200.000 trẻ em bị bại não.
Theo số liệu của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Việt Nam có khoảng từ 5 - 7% trẻ em tàn tật ở độ tuổi dưới 15, trong đó trẻ em tự kỷ và bại não chiếm khoảng trên 40%.
Theo thống kê của Bệnh viện Châm cứu Trung ương, hàng năm có trên 3.000 lượt trẻ bị bệnh bại não và tự kỷ đến điều trị tại khoa Nhi của Bệnh viện. Tại đây, năm 2010 có 69% trẻ bại não điều trị phục hồi chức năng/tổng số bệnh nhân; năm 2011 tỷ lệ này là 74,61% trẻ.
Theo quan điểm y học hiện đại, bại não là một nhóm những rối loạn của hệ thần kinh trung ương gây ra do nhiều nguyên nhân ảnh hưởng vào các giai đoạn trước, trong và sau khi sinh cho đến trước 5 tuổi với hậu quả biến thiên bao gồm những bất thường về vận động, giác quan, tâm trí, hành vi...
Theo y học cổ truyền (theo mô tả của Hải thượng Lãn Ông) thì bại não gồm 5 chứng mềm (đầu cổ mềm, môi mềm xệ, tay mềm rủ không cầm nắm được, chân mềm yếu không đứng được, lưng mềm) và 5 chứng chậm (chậm mọc tóc, chậm mọc răng, chậm đi, chậm nói và chậm khôn).
Tiến sỹ Nguyễn Thị Tú Anh, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Châm cứu Trung ương cho biết, có 15% trẻ bị bại não do nguyên nhân trước sinh (mẹ mang thai yếu, điều kiện sống thấp, thiếu dinh dưỡng, bị nhiễm vi trùng, vi rút...); 40-60% trẻ bị do nguyên nhân trong khi sinh (mẹ bị tai biến sản khoa, đẻ non, cân nặng thấp, thời kỳ chuyển dạ kéo dài...) và tỷ lệ này ở thời kỳ sau sinh là 30-45% (nhiễm trùng thần kinh như viêm não, viêm màng não, lao màng não)...
Trẻ bị bại não được phân chia theo 4 mức độ khiếm khuyết là: nhẹ (trẻ vẫn đi lại được, không cần trợ giúp, học được nhưng hơi kém); vừa (trẻ giảm khả năng tự chăm sóc và di chuyển, có khiếm khuyết cần phục hồi vận động và tiếng nói, trí tuệ); nặng (không tự đi được, vịn đứng được, nói được ít từ đơn) và rất nặng (trẻ không ngồi được, cổ không mang nổi đầu, không nói được).
Thời gian qua, 90% các cháu đến điều trị tại khoa đều ở trong tình trạng vừa, nặng và rất nặng.
Phát hiện và điều trị sớm có ý nghĩa quan trọng
Theo các bác sỹ chuyên khoa tâm thần, trẻ mắc bệnh bại não có những đặc điểm như đối với trẻ sơ sinh, các dấu hiệu thường thấy là trẻ rất yếu hoặc mềm nhẽo sau khi đẻ, nhất là sau các liên quan đến sản khoa (như đẻ khó, đẻ ngạt tím, ngạt trắng, đẻ non tháng, đẻ già tháng, đẻ thiếu cân, mổ đẻ…); trẻ không mút, không bú, hay sặc sữa, đùn sữa và thức ăn, lè lưỡi ra ngoài hoặc rụt lưỡi vào trong; các dị tật hoặc mất chức năng ở tứ chi: tay chân hoặc mềm yếu không cử động được hoặc co cứng ở tư thế gấp; trẻ có các tư thế bất thường hoặc cổ mềm rũ, lưng yếu, các khớp yếu, cơ yếu, chậm ngẩng đầu, nâng tay, không giữ được thăng bằng, không giữ được ở tư thế sinh lý; trẻ có đầu bé nhọn hoặc đầu to quá cỡ và ngày càng to ra theo năm tháng với các thóp và khớp sọ giãn rộng; trẻ có khuôn mặt tròn, mắt xếch, lưỡi to, dày hay biến dạng ở hộp sọ; các rối loạn về tâm thần: hoặc la hét kích thích, quấy khóc suốt ngày đêm, hoặc li bì, kém linh hoạt, đáp ứng yếu ớt, khóc rên khi bị kích thích đau…
Đối với các trẻ lớn, các dấu hiệu dễ nhận biết nhất là các rối loạn dáng đi như đi lệch, đi với hai đầu gối chụm khép chặt vào nhau kèm theo co cứng cơ; chỉ đứng trên các đầu ngón chân, duỗi cứng hai bàn chân, đi bằng cả hai mũi chân, đi xiêu vẹo, run rẩy không vững, dễ bị ngã; tập đi muộn, đi lạch bạch, hay ngã, bàn chân phẳng; chậm hơn các trẻ khác cùng lứa tuổi trong các bước phát triển lẫy, bò, ngồi, đứng, đi; thờ ơ kém nhận thức, như không biết lạ quen, không biết biểu lộ tình cảm, chậm nói, không đáp ứng với tiếng gọi, tiếng động, đến 3 tuổi mà vẫn chưa nói được tất cả.
Tiến sỹ Nguyễn Thị Tú Anh, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Châm cứu Trung ương cho biết để có thể giúp trẻ bị bại não phục hồi được tốt nhất và hòa nhập với cuộc sống, gia đình nên phát hiện và đưa trẻ tới khám càng sớm càng tốt, tùy thuộc vào cân nặng; trẻ 6 tháng tuổi bị bại não đã có thể điều trị ở Khoa Nhi, Bệnh viện Châm cứu Trung ương.
Năm 2009, khoa Nhi đã điều trị cho 1.308 trẻ bị bại não, trong đó có 237 cháu khỏi hoàn toàn (khoảng 18%); tỷ lệ này được nâng lên 21% (năm 2011).
Trẻ được đánh giá là khỏi hoàn toàn khi đi lại, nói, đi học, hoà nhập bình thường. Phương pháp điều trị cho trẻ hiện nay đang được áp dụng là phục hồi chức năng (vận động, nghe, nói, giao tiếp) bằng điện châm và thủy châm, xoa bóp bấm huyệt, tập vận động toàn thân hoặc 1/2 người hoặc chi bị liệt và giáo dục hòa nhập.
Mục đích điều trị là giúp trẻ tạo lập các chức năng vận động, ngồi, tập đứng, vịn, đi men, tập đi (gọi là điều trị liệt); hạn chế khiếm huyết, khuyết tật; phục hồi chức năng nghe, nói, giao tiếp; cải thiện và tăng cường trí nhớ.
Phó Giáo sư, tiến sĩ Nghiêm Hữu Thành, Giám đốc Bệnh viện Châm cứu Trung ương khẳng định trẻ mắc bệnh bại não sẽ là gánh nặng cho gia đình vì bệnh có thể để lại những khiếm khuyết trong suốt cuộc đời người bệnh.
Trước thực trạng đó, bệnh viện đã nghiên cứu, triển khai, xây dựng quy trình điều trị giữa y học cổ truyền và y học hiện đại, giữa y học và giáo dục và thành lập đơn vị "Châm cứu, điều trị và chăm sóc đặc biệt cho trẻ tự kỷ, bại não".
Hiện nay, tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương, trẻ mắc bệnh tự kỷ và bại não được điều trị tại đơn vị này với phương pháp kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại. Các phương pháp điều trị theo y học cổ truyền gồm đại trường châm, thủy châm, cấy chỉ, xoa bóp bấm huyệt, tắm dược thảo...; phương pháp điều trị theo y học hiện đại như chiếu đèn hồng ngoại, chiếu đèn tử ngoại, giáo dục kỹ năng sống./.
Bại não thường để lại những khiếm khuyết nặng nề, ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày của trẻ và gia đình. Nhưng hầu hết các gia đình đều không biết rằng trẻ bị bại não cần được phát hiện sớm và điều trị lâu dài, để giúp các em có thể hòa nhập với cộng đồng.
40- 60% trẻ bị bại não do nguyên nhân trong khi sinh
Phó Giáo sư, tiến sĩ Nghiêm Hữu Thành, Giám đốc Bệnh viện Châm cứu Trung ương cho biết hiện nay, trên thế giới tỷ lệ trẻ bại não là 1,8-2,5/100 trẻ sinh sống. Ở Việt Nam, trung bình mỗi năm có khoảng 200.000 trẻ em bị bại não.
Theo số liệu của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Việt Nam có khoảng từ 5 - 7% trẻ em tàn tật ở độ tuổi dưới 15, trong đó trẻ em tự kỷ và bại não chiếm khoảng trên 40%.
Theo thống kê của Bệnh viện Châm cứu Trung ương, hàng năm có trên 3.000 lượt trẻ bị bệnh bại não và tự kỷ đến điều trị tại khoa Nhi của Bệnh viện. Tại đây, năm 2010 có 69% trẻ bại não điều trị phục hồi chức năng/tổng số bệnh nhân; năm 2011 tỷ lệ này là 74,61% trẻ.
Theo quan điểm y học hiện đại, bại não là một nhóm những rối loạn của hệ thần kinh trung ương gây ra do nhiều nguyên nhân ảnh hưởng vào các giai đoạn trước, trong và sau khi sinh cho đến trước 5 tuổi với hậu quả biến thiên bao gồm những bất thường về vận động, giác quan, tâm trí, hành vi...
Theo y học cổ truyền (theo mô tả của Hải thượng Lãn Ông) thì bại não gồm 5 chứng mềm (đầu cổ mềm, môi mềm xệ, tay mềm rủ không cầm nắm được, chân mềm yếu không đứng được, lưng mềm) và 5 chứng chậm (chậm mọc tóc, chậm mọc răng, chậm đi, chậm nói và chậm khôn).
Tiến sỹ Nguyễn Thị Tú Anh, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Châm cứu Trung ương cho biết, có 15% trẻ bị bại não do nguyên nhân trước sinh (mẹ mang thai yếu, điều kiện sống thấp, thiếu dinh dưỡng, bị nhiễm vi trùng, vi rút...); 40-60% trẻ bị do nguyên nhân trong khi sinh (mẹ bị tai biến sản khoa, đẻ non, cân nặng thấp, thời kỳ chuyển dạ kéo dài...) và tỷ lệ này ở thời kỳ sau sinh là 30-45% (nhiễm trùng thần kinh như viêm não, viêm màng não, lao màng não)...
Trẻ bị bại não được phân chia theo 4 mức độ khiếm khuyết là: nhẹ (trẻ vẫn đi lại được, không cần trợ giúp, học được nhưng hơi kém); vừa (trẻ giảm khả năng tự chăm sóc và di chuyển, có khiếm khuyết cần phục hồi vận động và tiếng nói, trí tuệ); nặng (không tự đi được, vịn đứng được, nói được ít từ đơn) và rất nặng (trẻ không ngồi được, cổ không mang nổi đầu, không nói được).
Thời gian qua, 90% các cháu đến điều trị tại khoa đều ở trong tình trạng vừa, nặng và rất nặng.
Phát hiện và điều trị sớm có ý nghĩa quan trọng
Theo các bác sỹ chuyên khoa tâm thần, trẻ mắc bệnh bại não có những đặc điểm như đối với trẻ sơ sinh, các dấu hiệu thường thấy là trẻ rất yếu hoặc mềm nhẽo sau khi đẻ, nhất là sau các liên quan đến sản khoa (như đẻ khó, đẻ ngạt tím, ngạt trắng, đẻ non tháng, đẻ già tháng, đẻ thiếu cân, mổ đẻ…); trẻ không mút, không bú, hay sặc sữa, đùn sữa và thức ăn, lè lưỡi ra ngoài hoặc rụt lưỡi vào trong; các dị tật hoặc mất chức năng ở tứ chi: tay chân hoặc mềm yếu không cử động được hoặc co cứng ở tư thế gấp; trẻ có các tư thế bất thường hoặc cổ mềm rũ, lưng yếu, các khớp yếu, cơ yếu, chậm ngẩng đầu, nâng tay, không giữ được thăng bằng, không giữ được ở tư thế sinh lý; trẻ có đầu bé nhọn hoặc đầu to quá cỡ và ngày càng to ra theo năm tháng với các thóp và khớp sọ giãn rộng; trẻ có khuôn mặt tròn, mắt xếch, lưỡi to, dày hay biến dạng ở hộp sọ; các rối loạn về tâm thần: hoặc la hét kích thích, quấy khóc suốt ngày đêm, hoặc li bì, kém linh hoạt, đáp ứng yếu ớt, khóc rên khi bị kích thích đau…
Đối với các trẻ lớn, các dấu hiệu dễ nhận biết nhất là các rối loạn dáng đi như đi lệch, đi với hai đầu gối chụm khép chặt vào nhau kèm theo co cứng cơ; chỉ đứng trên các đầu ngón chân, duỗi cứng hai bàn chân, đi bằng cả hai mũi chân, đi xiêu vẹo, run rẩy không vững, dễ bị ngã; tập đi muộn, đi lạch bạch, hay ngã, bàn chân phẳng; chậm hơn các trẻ khác cùng lứa tuổi trong các bước phát triển lẫy, bò, ngồi, đứng, đi; thờ ơ kém nhận thức, như không biết lạ quen, không biết biểu lộ tình cảm, chậm nói, không đáp ứng với tiếng gọi, tiếng động, đến 3 tuổi mà vẫn chưa nói được tất cả.
Tiến sỹ Nguyễn Thị Tú Anh, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Châm cứu Trung ương cho biết để có thể giúp trẻ bị bại não phục hồi được tốt nhất và hòa nhập với cuộc sống, gia đình nên phát hiện và đưa trẻ tới khám càng sớm càng tốt, tùy thuộc vào cân nặng; trẻ 6 tháng tuổi bị bại não đã có thể điều trị ở Khoa Nhi, Bệnh viện Châm cứu Trung ương.
Năm 2009, khoa Nhi đã điều trị cho 1.308 trẻ bị bại não, trong đó có 237 cháu khỏi hoàn toàn (khoảng 18%); tỷ lệ này được nâng lên 21% (năm 2011).
Trẻ được đánh giá là khỏi hoàn toàn khi đi lại, nói, đi học, hoà nhập bình thường. Phương pháp điều trị cho trẻ hiện nay đang được áp dụng là phục hồi chức năng (vận động, nghe, nói, giao tiếp) bằng điện châm và thủy châm, xoa bóp bấm huyệt, tập vận động toàn thân hoặc 1/2 người hoặc chi bị liệt và giáo dục hòa nhập.
Mục đích điều trị là giúp trẻ tạo lập các chức năng vận động, ngồi, tập đứng, vịn, đi men, tập đi (gọi là điều trị liệt); hạn chế khiếm huyết, khuyết tật; phục hồi chức năng nghe, nói, giao tiếp; cải thiện và tăng cường trí nhớ.
Phó Giáo sư, tiến sĩ Nghiêm Hữu Thành, Giám đốc Bệnh viện Châm cứu Trung ương khẳng định trẻ mắc bệnh bại não sẽ là gánh nặng cho gia đình vì bệnh có thể để lại những khiếm khuyết trong suốt cuộc đời người bệnh.
Trước thực trạng đó, bệnh viện đã nghiên cứu, triển khai, xây dựng quy trình điều trị giữa y học cổ truyền và y học hiện đại, giữa y học và giáo dục và thành lập đơn vị "Châm cứu, điều trị và chăm sóc đặc biệt cho trẻ tự kỷ, bại não".
Hiện nay, tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương, trẻ mắc bệnh tự kỷ và bại não được điều trị tại đơn vị này với phương pháp kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại. Các phương pháp điều trị theo y học cổ truyền gồm đại trường châm, thủy châm, cấy chỉ, xoa bóp bấm huyệt, tắm dược thảo...; phương pháp điều trị theo y học hiện đại như chiếu đèn hồng ngoại, chiếu đèn tử ngoại, giáo dục kỹ năng sống./.
Thu Phương (TTXVN)