Một nghiên cứu mới cho thấy những người trưởng thành bị béo phì khi nhỏ có nguy cơ mắc ung thư gan cao hơn người bình thường.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành xem xét trọng lượng khi sinh và chỉ số khối cơ thể (BMI – chỉ số đo mức độ béo phì dựa trên cân nặng và chiều cao) của hơn 165.000 đàn ông và 160.000 phụ nữ ở Đan Mạch sinh từ năm 1930 đến 1989.
Trong số những người tham gia, 252 người đã mắc ung thư biểu mô tế bào gan, loại ung thư gan phổ biến nhất ở người trưởng thành.
Các tác giả của nghiên cứu tính toán rằng ở độ tuổi 7, nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào gan tăng 12% với mỗi mức tăng 1 điểm trong chỉ số BMI. Đến độ tuổi 13, nguy cơ này tăng lên 25%.
Do đó khi các đơn vị của BMI tăng lên khi bước vào tuổi trưởng thành, thì nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào gan cũng tăng. Điều này cũng đúng đối với cả hai giới tính và mọi độ tuổi.
Có nhiều nhân tố khác gắn liền với ung thư gan gồm bia rượu, virus viêm gan B, C lây nhiễm và các bệnh về gan khác. Tuy nhiên, kết quả vẫn không thay đổi khi những người tham gia mang các yếu tố này được loại khỏi nghiên cứu, chứng tỏ bệnh béo phì khi nhỏ là một tác nhân lớn trong quá trình phát triển ung thư biểu mô tế bào gan.
Tiến sĩ Frank Lammert, thành viên một ủy ban khoa học thuộc Hiệp hội nghiên cứu gan châu Âu khẳng định: “Béo phì khi nhỏ không chỉ làm xuất hiện nhiều tình trạng bất lợi về trao đổi chất như tiểu đường túyp hai và bệnh tim, mà còn gây ra gan nhiễm mỡ, căn bệnh có thể dẫn đến ung thư gan”.
Nghiên cứu trên sẽ được trình bày ngày 26/4 tới tại Hội nghị ung thư quốc tế ở Barcelona, Tây Ban Nha./.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành xem xét trọng lượng khi sinh và chỉ số khối cơ thể (BMI – chỉ số đo mức độ béo phì dựa trên cân nặng và chiều cao) của hơn 165.000 đàn ông và 160.000 phụ nữ ở Đan Mạch sinh từ năm 1930 đến 1989.
Trong số những người tham gia, 252 người đã mắc ung thư biểu mô tế bào gan, loại ung thư gan phổ biến nhất ở người trưởng thành.
Các tác giả của nghiên cứu tính toán rằng ở độ tuổi 7, nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào gan tăng 12% với mỗi mức tăng 1 điểm trong chỉ số BMI. Đến độ tuổi 13, nguy cơ này tăng lên 25%.
Do đó khi các đơn vị của BMI tăng lên khi bước vào tuổi trưởng thành, thì nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào gan cũng tăng. Điều này cũng đúng đối với cả hai giới tính và mọi độ tuổi.
Có nhiều nhân tố khác gắn liền với ung thư gan gồm bia rượu, virus viêm gan B, C lây nhiễm và các bệnh về gan khác. Tuy nhiên, kết quả vẫn không thay đổi khi những người tham gia mang các yếu tố này được loại khỏi nghiên cứu, chứng tỏ bệnh béo phì khi nhỏ là một tác nhân lớn trong quá trình phát triển ung thư biểu mô tế bào gan.
Tiến sĩ Frank Lammert, thành viên một ủy ban khoa học thuộc Hiệp hội nghiên cứu gan châu Âu khẳng định: “Béo phì khi nhỏ không chỉ làm xuất hiện nhiều tình trạng bất lợi về trao đổi chất như tiểu đường túyp hai và bệnh tim, mà còn gây ra gan nhiễm mỡ, căn bệnh có thể dẫn đến ung thư gan”.
Nghiên cứu trên sẽ được trình bày ngày 26/4 tới tại Hội nghị ung thư quốc tế ở Barcelona, Tây Ban Nha./.
Huy Lê (Vietnam+)