Bánh cuốn Hà Nội được chia thành 2 loại là có nhân và không có nhân. Điển hình là bánh cuốn Thanh Trì là loại không nhân, tráng mỏng, được ăn kèm với chả quế. (Ảnh: Phạm Hậu/TTXVN)
Bánh cuốn Hà Nội được chia thành 2 loại là có nhân và không có nhân. Điển hình là bánh cuốn Thanh Trì là loại không nhân, tráng mỏng, được ăn kèm với chả quế. (Ảnh: Phạm Hậu/TTXVN)
Luôn nằm trong danh sách 10 món ngon nhất định phải thử khi đến Hà Nội, bánh cuốn Thanh Trì với hương vị tự nhiên được lưu truyền bao đời nay đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân thủ đô. (Ảnh: Phạm Hậu/TTXVN)
Bánh cuốn Thanh Trì của Hà Nội với hương vị tự nhiên được lưu truyền bao đời nay, trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân thủ đô. (Ảnh: Phạm Hậu/TTXVN)
Bánh cuốn thịt trắng mềm được làm chủ yếu từ bột gạo, tráng mỏng trên một miếng vải và hấp chín trong một chiếc nồi hơi nước lớn khoảng vài phút. (Ảnh: Phạm Hậu/TTXVN)
Bánh được làm chủ yếu từ bột gạo, ăn kèm với các loại rau thơm, hành phi cùng nước mắm và chả quế hoặc chả nướng. (Ảnh: Phạm Hậu/TTXVN)
Sau khi tráng chín, bánh cuốn được cuộn thêm phần nhân gồm thịt băm, mộc nhĩ, ăn kèm với các loại rau thơm, hành phi cùng nước mắm và chả, ngon nhất là loại chả quế. (Ảnh: Phạm Hậu/TTXVN)
Hương vị của món bánh cuốn có trọn vẹn, hoàn hảo hay không cũng phụ thuộc vào bát nước mắm ăn kèm. (Ảnh: Phạm Hậu/TTXVN)
Bánh cuốn có sự khác biệt, đa dạng trong cả cách chế biến và hương vị theo từng vùng miền riêng. Như bánh cuốn Cao Bằng, thay vì nước chấm pha mắm, bánh cuốn ăn với nước xương ninh thơm nên còn gọi là “bánh cuốn canh,” để phân biệt với bánh cuốn ở miền xuôi. (Ảnh: Phạm Hậu/TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)