Sau lễ trao tặng 40 chiếc thuyền thúng Việt Nam cho người dân Thái Lan đang phải sống cùng với lũ lụt, ông Kieng Mekvasedpun, trưởng Nhóm doanh nhân Thái-Lào-Việt, nói rằng thuyền thúng truyền thống của Việt Nam sẽ khích lệ người Thái hướng tới ứng dụng “trí khôn” của người Việt trong tương lai.
Lễ trao tặng số chiếc thuyền thúng kể trên cho người dân Thái Lan đang phải sống cùng với lũ lụt đã diễn ra trong không khí đậm tình bè bạn tại trụ sở Hội Chữ Thập đỏ Thái Lan (TRCS) ở trung tâm thủ đô Bangkok cuối tuần qua.
Hoạt động tương trợ mang nhiều ý nghĩa này là sáng kiến của Nhóm Hợp tác doanh nhân Thái-Lào-Việt, những người đã cất công đặt mua thuyền từ tỉnh Phú Yên và sau đó trao tặng cho các nạn nhân trong vùng lũ lụt ở xứ “chùa Vàng.”
Trước giờ trao tặng, tất cả các thuyền tre đó đều trải qua cuộc kiểm nghiệm khắt khe về tải trọng, khả năng chống thấm nước trước sự chứng kiến của giới chức Thái Lan, đại diện của Đại sứ quán Việt Nam, Câu lạc bộ Văn hóa Thái-Việt và các phóng viên, nhà báo của hai nước. Thuyền gồm 4 loại có đường kính 1,6m, 1,8m, 2,0m và 2,2m, với trọng tải chở dao động từ 500kg đến 1.500kg.
Ông Kieng Mekvasedpun cho biết thêm: “Bốn mươi chiếc thuyền này được trao tặng vì mục đích nhân đạo, giúp đỡ bà con gặp cảnh khó khăn do lũ lụt kéo dài. Đây là những chiếc được mua chuyển về trong đợt đầu tiên trong tổng số 80 chiếc thuyền đặt mua từ Việt Nam để trao cho TRCS. Hy vọng chiếc thuyền thúng truyền thống của Việt Nam sẽ khích lệ nông dân Thái học hỏi để có thể tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có để chủ động làm thuyền bè khi gặp lũ.”
Anh Ngô Viết Thanh, giám đốc Công ty CP Tư vấn & Thương mại Đông Dương ở Thành phố Hổ Chí Minh và là một thành viên của nhóm, cho hay: “Thuyền thúng khá gọn nhẹ và dễ sử dụng, phù hợp cho người dân sử dụng chở đồ vì không phải mất thời gian quay đầu. Đặc biệt chiếc thuyền do bà con miền Trung sáng tạo làm ra đó không bao giờ bị sóng đánh lật như loại thuyền dài, hoặc bị chìm nghỉm dù ngập đầy nước.”
Tại nước ta, ngư dân sử dụng thuyền thúng - hay còn gọi là thúng chai, tức chiếc thúng được trét bằng dầu rái - nhiều nhất có lẽ từ Đà Nẵng đến các tỉnh Nam Trung Bộ. Mỗi nơi sử dụng theo một cách, chẳng hạn như nghề câu mực ở đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) thuyền thúng được đưa ra tận khơi xa sử dụng. Loại thuyền đặc trưng này còn được dùng đa dạng trong lặn sò, câu bờ, kéo lưới rung, hay là một phương tiện đua tranh trong các cuộc thi hoặc lễ hội cầu ngư trong các làng chài hàng năm.
Tồn tại từ lâu đời, nghề đan thúng chai là một nghề khó và người đan cần có đôi bàn tay khéo léo, khỏe mạnh, kinh nghiệm và kỹ thuật tốt để làm công đoạn vót vành lận thúng. Tre mua về được cắt khúc theo kích thước đã tính sẵn, chuốt hết tinh màu xanh của tre để sau này trét dầu rái cho tre thấm, sau đó chẻ thành nan. Nan tre đem phơi nắng cho khô nhưng phải phơi qua hai lớp sương cho tre thẳng ra mới đan được.
Khi phơi nan tre, điều cần tránh là không được để thấm nước mưa vì nước mưa sẽ làm nan tre dễ bị gãy. Trước khi mùa mưa đến, phải chuẩn bị tre thật nhiều trong nhà để chẻ nan dựng đứng hong khô và trước nhà thợ đan thúng chai nào cũng có những cọc tre ngắn đóng xuống đất làm khuôn đan.
Thuyền thúng có ưu điểm là giá thành rẻ, không bị sóng đánh lật mà chỉ quay tròn, chịu được nước mặn, gọn và dễ tiếp cận nên có thể sử dụng như thuyền phụ để trên tàu đánh cá. /.
Lễ trao tặng số chiếc thuyền thúng kể trên cho người dân Thái Lan đang phải sống cùng với lũ lụt đã diễn ra trong không khí đậm tình bè bạn tại trụ sở Hội Chữ Thập đỏ Thái Lan (TRCS) ở trung tâm thủ đô Bangkok cuối tuần qua.
Hoạt động tương trợ mang nhiều ý nghĩa này là sáng kiến của Nhóm Hợp tác doanh nhân Thái-Lào-Việt, những người đã cất công đặt mua thuyền từ tỉnh Phú Yên và sau đó trao tặng cho các nạn nhân trong vùng lũ lụt ở xứ “chùa Vàng.”
Trước giờ trao tặng, tất cả các thuyền tre đó đều trải qua cuộc kiểm nghiệm khắt khe về tải trọng, khả năng chống thấm nước trước sự chứng kiến của giới chức Thái Lan, đại diện của Đại sứ quán Việt Nam, Câu lạc bộ Văn hóa Thái-Việt và các phóng viên, nhà báo của hai nước. Thuyền gồm 4 loại có đường kính 1,6m, 1,8m, 2,0m và 2,2m, với trọng tải chở dao động từ 500kg đến 1.500kg.
Ông Kieng Mekvasedpun cho biết thêm: “Bốn mươi chiếc thuyền này được trao tặng vì mục đích nhân đạo, giúp đỡ bà con gặp cảnh khó khăn do lũ lụt kéo dài. Đây là những chiếc được mua chuyển về trong đợt đầu tiên trong tổng số 80 chiếc thuyền đặt mua từ Việt Nam để trao cho TRCS. Hy vọng chiếc thuyền thúng truyền thống của Việt Nam sẽ khích lệ nông dân Thái học hỏi để có thể tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có để chủ động làm thuyền bè khi gặp lũ.”
Anh Ngô Viết Thanh, giám đốc Công ty CP Tư vấn & Thương mại Đông Dương ở Thành phố Hổ Chí Minh và là một thành viên của nhóm, cho hay: “Thuyền thúng khá gọn nhẹ và dễ sử dụng, phù hợp cho người dân sử dụng chở đồ vì không phải mất thời gian quay đầu. Đặc biệt chiếc thuyền do bà con miền Trung sáng tạo làm ra đó không bao giờ bị sóng đánh lật như loại thuyền dài, hoặc bị chìm nghỉm dù ngập đầy nước.”
Tại nước ta, ngư dân sử dụng thuyền thúng - hay còn gọi là thúng chai, tức chiếc thúng được trét bằng dầu rái - nhiều nhất có lẽ từ Đà Nẵng đến các tỉnh Nam Trung Bộ. Mỗi nơi sử dụng theo một cách, chẳng hạn như nghề câu mực ở đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) thuyền thúng được đưa ra tận khơi xa sử dụng. Loại thuyền đặc trưng này còn được dùng đa dạng trong lặn sò, câu bờ, kéo lưới rung, hay là một phương tiện đua tranh trong các cuộc thi hoặc lễ hội cầu ngư trong các làng chài hàng năm.
Tồn tại từ lâu đời, nghề đan thúng chai là một nghề khó và người đan cần có đôi bàn tay khéo léo, khỏe mạnh, kinh nghiệm và kỹ thuật tốt để làm công đoạn vót vành lận thúng. Tre mua về được cắt khúc theo kích thước đã tính sẵn, chuốt hết tinh màu xanh của tre để sau này trét dầu rái cho tre thấm, sau đó chẻ thành nan. Nan tre đem phơi nắng cho khô nhưng phải phơi qua hai lớp sương cho tre thẳng ra mới đan được.
Khi phơi nan tre, điều cần tránh là không được để thấm nước mưa vì nước mưa sẽ làm nan tre dễ bị gãy. Trước khi mùa mưa đến, phải chuẩn bị tre thật nhiều trong nhà để chẻ nan dựng đứng hong khô và trước nhà thợ đan thúng chai nào cũng có những cọc tre ngắn đóng xuống đất làm khuôn đan.
Thuyền thúng có ưu điểm là giá thành rẻ, không bị sóng đánh lật mà chỉ quay tròn, chịu được nước mặn, gọn và dễ tiếp cận nên có thể sử dụng như thuyền phụ để trên tàu đánh cá. /.
Ngọc Tiến (Vietnam+)