Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Ali Abdussalam Treki khẳng định bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ không chỉ là mục tiêu mà còn là chìa khóa để thúc đẩy phát triển và tiến bộ xã hội lâu dài.
Ngày 3/3, tại lễ kỷ niệm lần thứ 15 ra Tuyên bố và Cương lĩnh Bắc Kinh về thúc đẩy bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ, ông khẳng định Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh đã củng cố thành tựu đấu tranh suốt năm thập kỷ để đảm bảo bình đẳng cho phụ nữ.
Tuy nhiên, Chủ tịch Treki nhấn mạnh mặc dù vị thế của người phụ nữ đã được cải thiện, song những thách thức mới lại xuất hiện và tình trạng bạo hành chống phụ nữ vẫn rất phổ biến tại nhiều nước trên thế giới.
Ngoài ra, khủng hoảng kinh tế thế giới, khủng hoảng lương thực và những thách thức từ biến đổi khí hậu đang tác động xấu đến phụ nữ. Vì vậy, Chủ tịch Treki nhấn mạnh các chính phủ cần đẩy mạnh cuộc chiến chống bất công đối với nữ giới.
Ông kêu gọi các tổ chức quốc tế và các nước thực hiện đầy đủ Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh ở cấp quốc gia và quốc tế để tiến tới một thế giới bình đẳng hơn cho tất cả mọi người.
Về phần mình, phát biểu trước Ủy ban Địa vị Phụ nữ của Liên hợp quốc cùng ngày, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nhấn mạnh rằng việc trao quyền cho phụ nữ là vấn đề cấp thiết và chỉ đến khi phụ nữ được giải phóng khỏi nghèo đói và bất bình đẳng thì những mục tiêu khác của Liên hợp quốc về hòa bình, an ninh, phát triển bền vững mới thực hiện được.
Trong khi đó, Phó Tổng thư ký Asha-Rose Migiro cũng khẳng định Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh luôn nằm ở trung tâm khuôn khổ chính sách và quy chế của Liên hợp quốc để thúc đẩy các quyền và trao quyền cho phụ nữ trên toàn cầu.
Bà nêu rõ cộng đồng quốc tế không chỉ cần tích cực lấp đầy khoảng cách về luật pháp, chính sách, nguyện vọng của hàng tỷ phụ nữ và trẻ em gái trên toàn cầu, mà còn phải trao quyền kinh tế để họ tiếp cận các nguồn kinh tế tài chính và các hệ thống bảo hiểm xã hội, tăng cường sự tham gia của nữ giới trong các quyết sách quốc gia và quốc tế.
Kỳ họp thứ 54 của Ủy ban Địa vị Phụ nữ của Liên hợp quốc đang họp tại trụ sở New York của Liên hợp quốc với sự tham gia của hàng nghìn đại biểu các nước thành viên Liên hợp quốc đã thông qua tuyên bố khẳng định sự cần thiết hòa nhập tầm nhìn giới vào chương trình Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc trong tháng Chín về thúc đẩy tiến trình thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ./.
Ngày 3/3, tại lễ kỷ niệm lần thứ 15 ra Tuyên bố và Cương lĩnh Bắc Kinh về thúc đẩy bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ, ông khẳng định Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh đã củng cố thành tựu đấu tranh suốt năm thập kỷ để đảm bảo bình đẳng cho phụ nữ.
Tuy nhiên, Chủ tịch Treki nhấn mạnh mặc dù vị thế của người phụ nữ đã được cải thiện, song những thách thức mới lại xuất hiện và tình trạng bạo hành chống phụ nữ vẫn rất phổ biến tại nhiều nước trên thế giới.
Ngoài ra, khủng hoảng kinh tế thế giới, khủng hoảng lương thực và những thách thức từ biến đổi khí hậu đang tác động xấu đến phụ nữ. Vì vậy, Chủ tịch Treki nhấn mạnh các chính phủ cần đẩy mạnh cuộc chiến chống bất công đối với nữ giới.
Ông kêu gọi các tổ chức quốc tế và các nước thực hiện đầy đủ Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh ở cấp quốc gia và quốc tế để tiến tới một thế giới bình đẳng hơn cho tất cả mọi người.
Về phần mình, phát biểu trước Ủy ban Địa vị Phụ nữ của Liên hợp quốc cùng ngày, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nhấn mạnh rằng việc trao quyền cho phụ nữ là vấn đề cấp thiết và chỉ đến khi phụ nữ được giải phóng khỏi nghèo đói và bất bình đẳng thì những mục tiêu khác của Liên hợp quốc về hòa bình, an ninh, phát triển bền vững mới thực hiện được.
Trong khi đó, Phó Tổng thư ký Asha-Rose Migiro cũng khẳng định Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh luôn nằm ở trung tâm khuôn khổ chính sách và quy chế của Liên hợp quốc để thúc đẩy các quyền và trao quyền cho phụ nữ trên toàn cầu.
Bà nêu rõ cộng đồng quốc tế không chỉ cần tích cực lấp đầy khoảng cách về luật pháp, chính sách, nguyện vọng của hàng tỷ phụ nữ và trẻ em gái trên toàn cầu, mà còn phải trao quyền kinh tế để họ tiếp cận các nguồn kinh tế tài chính và các hệ thống bảo hiểm xã hội, tăng cường sự tham gia của nữ giới trong các quyết sách quốc gia và quốc tế.
Kỳ họp thứ 54 của Ủy ban Địa vị Phụ nữ của Liên hợp quốc đang họp tại trụ sở New York của Liên hợp quốc với sự tham gia của hàng nghìn đại biểu các nước thành viên Liên hợp quốc đã thông qua tuyên bố khẳng định sự cần thiết hòa nhập tầm nhìn giới vào chương trình Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc trong tháng Chín về thúc đẩy tiến trình thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ./.
(TTXVN/Vietnam+)