Nghị viện châu Âu (EP) khẳng định việc sửa đổi hiệp ước châu Âu cần phải thông qua các cuộc thảo luận công khai và rộng rãi trong phạm vi toàn Liên minh châu Âu (EU).
Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh Pháp và Đức - hai nền kinh tế đầu tàu trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), mới đây đã đưa ra đề xuất về sửa đổi hiệp ước châu Âu nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng nợ hiện nay trong khu vực này.
Các nguồn tin châu Âu ngày 28/11 cho biết, trong cuộc gặp với các đại sứ các nước EU ở Brussels mới đây, ông Klaus Welle - một quan chức của EP, cho biết Nghị viện châu Âu đã nhấn mạnh sự cần thiết phải mở một cuộc tranh luận công khai và mở rộng ở 27 nước thành viên EU trong thời gian 6 tháng về việc thay đổi hiệp ước châu Âu.
Nguồn tin trên cũng cho biết các nhà lãnh đạo cấp cao của các nước EU sẽ xem xét đề xuất nói trên của Pháp và Đức tại Hội nghị thượng đỉnh vào ngày 8-9/12 tới.
Trong khuôn khổ các cuộc thảo luận tại Pháp mới đây về giải pháp cho cuộc khủng hoảng nợ ở một số nước châu Âu hiện nay, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Pháp Francois Fillon khẳng định sẽ sớm đưa ra đề xuất chung về cải cách các hiệp ước của EU, nhằm đảm bảo cho việc các nước thành viên trong Eurozone tôn trọng triệt để các quy định về tài chính, tránh xảy ra bất đồng trong các lĩnh vực tài chính, kinh tế hay ngân sách giữa các nước Eurozone nói riêng và EU nói chung.
[Eurozone tìm cách bảo đảm hội nhập tài chính nhanh]
Trong một diễn biến khác, ngày 29/11, bộ trưởng tài chính các nước Eurozone dự kiến thông qua các chi tiết của việc tăng quy mô Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSF), bảo đảm để quỹ này có thể giúp Italy hay Tây Ban Nha trong trường hợp cần thiết, cũng như dự kiến thông qua đợt giải ngân cứu trợ vỡ nợ tiếp theo cho Hy Lạp và Ireland.
Các quy định được cụ thể hóa cho EFSF với quy mô hiện là 440 tỷ euro, sẽ mở đường cho quỹ này sớm thu hút được nguồn tài chính đóng góp từ các nhà đầu tư công và tư trong những tuần tới.
Ngày 28/11, Giám đốc Qũy tiền tệ quốc tế (IMF), Christine Lagarde đã kêu gọi các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu phải nhanh chóng hành động để tìm một giải pháp toàn diện cho cuộc khủng hoảng nợ trong Eurozone.
Người đứng đầu IMF cũng phủ nhận những thông tin mới đây trên nhật báo La Stampa của Italy nói rằng Rome đang thương lượng với IMF về gói cứu trợ lên tới 600 tỷ euro dành cho Italy.
Bà Christine Lagarde khẳng định cho đến nay, IMF chưa nhận được bất kỳ đề nghị trợ giúp nào từ chính quyền Italy và cũng không có cuộc thương lượng nào đang diễn ra giữa IMF với Italy hay Tây Ban Nha về vấn đề cứu trợ cho hai quốc gia này./.
Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh Pháp và Đức - hai nền kinh tế đầu tàu trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), mới đây đã đưa ra đề xuất về sửa đổi hiệp ước châu Âu nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng nợ hiện nay trong khu vực này.
Các nguồn tin châu Âu ngày 28/11 cho biết, trong cuộc gặp với các đại sứ các nước EU ở Brussels mới đây, ông Klaus Welle - một quan chức của EP, cho biết Nghị viện châu Âu đã nhấn mạnh sự cần thiết phải mở một cuộc tranh luận công khai và mở rộng ở 27 nước thành viên EU trong thời gian 6 tháng về việc thay đổi hiệp ước châu Âu.
Nguồn tin trên cũng cho biết các nhà lãnh đạo cấp cao của các nước EU sẽ xem xét đề xuất nói trên của Pháp và Đức tại Hội nghị thượng đỉnh vào ngày 8-9/12 tới.
Trong khuôn khổ các cuộc thảo luận tại Pháp mới đây về giải pháp cho cuộc khủng hoảng nợ ở một số nước châu Âu hiện nay, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Pháp Francois Fillon khẳng định sẽ sớm đưa ra đề xuất chung về cải cách các hiệp ước của EU, nhằm đảm bảo cho việc các nước thành viên trong Eurozone tôn trọng triệt để các quy định về tài chính, tránh xảy ra bất đồng trong các lĩnh vực tài chính, kinh tế hay ngân sách giữa các nước Eurozone nói riêng và EU nói chung.
[Eurozone tìm cách bảo đảm hội nhập tài chính nhanh]
Trong một diễn biến khác, ngày 29/11, bộ trưởng tài chính các nước Eurozone dự kiến thông qua các chi tiết của việc tăng quy mô Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSF), bảo đảm để quỹ này có thể giúp Italy hay Tây Ban Nha trong trường hợp cần thiết, cũng như dự kiến thông qua đợt giải ngân cứu trợ vỡ nợ tiếp theo cho Hy Lạp và Ireland.
Các quy định được cụ thể hóa cho EFSF với quy mô hiện là 440 tỷ euro, sẽ mở đường cho quỹ này sớm thu hút được nguồn tài chính đóng góp từ các nhà đầu tư công và tư trong những tuần tới.
Ngày 28/11, Giám đốc Qũy tiền tệ quốc tế (IMF), Christine Lagarde đã kêu gọi các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu phải nhanh chóng hành động để tìm một giải pháp toàn diện cho cuộc khủng hoảng nợ trong Eurozone.
Người đứng đầu IMF cũng phủ nhận những thông tin mới đây trên nhật báo La Stampa của Italy nói rằng Rome đang thương lượng với IMF về gói cứu trợ lên tới 600 tỷ euro dành cho Italy.
Bà Christine Lagarde khẳng định cho đến nay, IMF chưa nhận được bất kỳ đề nghị trợ giúp nào từ chính quyền Italy và cũng không có cuộc thương lượng nào đang diễn ra giữa IMF với Italy hay Tây Ban Nha về vấn đề cứu trợ cho hai quốc gia này./.
(TTXVN/Vietnam+)