Vấn đề sử dụng các từ viết tắt tiếng Anh trên truyền hình từ lâu đã và đang là chủđề tranh luận sôi nổi ở Trung Quốc.
Và trong tuần qua, nó càng "nóng" hơn khi giới truyềnthông nước này cho biết Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV), Đài Truyềnhình Bắc Kinh (BTV) cùng một số đài tỉnh xác nhận họ nhận được một thông báo từcơ quan hữu quan của chính phủ yêu cầu tránh sử dụng từ viết tắt tiếng Anh trongcác chương trình phát sóng.
Thông báo này không chỉ nhằm vào những cụm từ quen thuộc trong các bản tinthể thao như NBA - giải bóng rổ nhà nghề Mỹ, mà còn trong các tin chính trị vàkinh tế như WTO - Tổ chức Thương mại thế giới, GDP - Tổng sản phẩm quốc nội hayCPI - chỉ số giá tiêu dùng.
Việc không sử dụng từ viết tắt tiếng Anh nhằm giữ gìn sự trong sáng chotiếng Trung, tránh nguy cơ đồng hóa ngôn ngữ. Tuy nhiên, dư luận Trung Quốc từnhững người xem truyền hình bình thường đến các nhà ngôn ngữ học đang chia rẽkhá nhiều xung quanh quyết định trên.
Trong một bài bình luận trên tờ “Thời báo Bắc Kinh”, tác giả Qin Ning chorằng hình thức cấm đoán trên là một biểu hiện cho việc thiếu tự tin. Theo tácgiả, sử dụng hợp lý một số từ viết tắt tiếng Anh sẽ giúp làm thuận lợi tronggiao tiếp hàng ngày của người Trung Quốc lẫn trao đổi văn hóa.
Còn trên mạng www.163.com, nhà bình luận thể thao Liu Xiao nhận xét những từviết tắt tiếng Anh như NBA được sử dụng trong truyền thông giúp thông tin đượckhúc chiết, ngắn gọn. Thay nó bằng cụm từ diễn giải bằng tiếng Trung sẽ chỉ làmdài dòng, rối rắm. Cụm từ tiếng Trung thay cho NBA dài tới 11 chữ!
Tuy nhiên, trên các diễn đàn mạng, không ít Netizen Trung Quốc ủng hộ việcloại bỏ các từ viết tắt tiếng Anh khỏi truyền hình. Một công dân mạng bày tỏ:anh hoàn toàn nhất trí và cho rằng những người cao tuổi, nhất là ở nông thôn,có thể hiểu chính xác ý nghĩa của CPI. Còn một ý kiến khác tại Trung Quốc cho rằng tốtnhất phải làm sao để ngôn ngữ tiếng Trung có thể hiểu được với tất cả mọi ngườitrong nước.
Giáo sư Zhang Yiwu của Trường Đại học Bắc Kinh nhận xét điều chỉnh ngôn ngữkhông phải là chuyện mới mẻ ở Trung Quốc. Tiếng Trung luôn cởi mở để giữ sứcsống của mình. Nhiều từ trong tiếng Trung hiện đại cũng là vay mượn từ khái niệmphương Tây hay từ ngữ Nhật Bản. Những từ ngữ nước ngoài chỉ được chấp nhận khichúng phù hợp với văn hóa Trung Quốc.
Ông Zhang kết luận: “Vì thế, không cần thiết phải quá quan trọng hóa nguy cơsuy đồi văn hóa bởi các từ ngoại lai”./.
Và trong tuần qua, nó càng "nóng" hơn khi giới truyềnthông nước này cho biết Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV), Đài Truyềnhình Bắc Kinh (BTV) cùng một số đài tỉnh xác nhận họ nhận được một thông báo từcơ quan hữu quan của chính phủ yêu cầu tránh sử dụng từ viết tắt tiếng Anh trongcác chương trình phát sóng.
Thông báo này không chỉ nhằm vào những cụm từ quen thuộc trong các bản tinthể thao như NBA - giải bóng rổ nhà nghề Mỹ, mà còn trong các tin chính trị vàkinh tế như WTO - Tổ chức Thương mại thế giới, GDP - Tổng sản phẩm quốc nội hayCPI - chỉ số giá tiêu dùng.
Việc không sử dụng từ viết tắt tiếng Anh nhằm giữ gìn sự trong sáng chotiếng Trung, tránh nguy cơ đồng hóa ngôn ngữ. Tuy nhiên, dư luận Trung Quốc từnhững người xem truyền hình bình thường đến các nhà ngôn ngữ học đang chia rẽkhá nhiều xung quanh quyết định trên.
Trong một bài bình luận trên tờ “Thời báo Bắc Kinh”, tác giả Qin Ning chorằng hình thức cấm đoán trên là một biểu hiện cho việc thiếu tự tin. Theo tácgiả, sử dụng hợp lý một số từ viết tắt tiếng Anh sẽ giúp làm thuận lợi tronggiao tiếp hàng ngày của người Trung Quốc lẫn trao đổi văn hóa.
Còn trên mạng www.163.com, nhà bình luận thể thao Liu Xiao nhận xét những từviết tắt tiếng Anh như NBA được sử dụng trong truyền thông giúp thông tin đượckhúc chiết, ngắn gọn. Thay nó bằng cụm từ diễn giải bằng tiếng Trung sẽ chỉ làmdài dòng, rối rắm. Cụm từ tiếng Trung thay cho NBA dài tới 11 chữ!
Tuy nhiên, trên các diễn đàn mạng, không ít Netizen Trung Quốc ủng hộ việcloại bỏ các từ viết tắt tiếng Anh khỏi truyền hình. Một công dân mạng bày tỏ:anh hoàn toàn nhất trí và cho rằng những người cao tuổi, nhất là ở nông thôn,có thể hiểu chính xác ý nghĩa của CPI. Còn một ý kiến khác tại Trung Quốc cho rằng tốtnhất phải làm sao để ngôn ngữ tiếng Trung có thể hiểu được với tất cả mọi ngườitrong nước.
Giáo sư Zhang Yiwu của Trường Đại học Bắc Kinh nhận xét điều chỉnh ngôn ngữkhông phải là chuyện mới mẻ ở Trung Quốc. Tiếng Trung luôn cởi mở để giữ sứcsống của mình. Nhiều từ trong tiếng Trung hiện đại cũng là vay mượn từ khái niệmphương Tây hay từ ngữ Nhật Bản. Những từ ngữ nước ngoài chỉ được chấp nhận khichúng phù hợp với văn hóa Trung Quốc.
Ông Zhang kết luận: “Vì thế, không cần thiết phải quá quan trọng hóa nguy cơsuy đồi văn hóa bởi các từ ngoại lai”./.
Trung Sơn/Hongkong (Vietnam+)