Một bữa trưa hoành tráng đãi các lãnh đạo quân chủ trên toàn thế giới dự kiến sẽ được tổ chức ngày 18/5 mừng lễ kỷ niệm kim cương ngày tại vị cho nữ hoàng Anh Elizabeth II, đã gặp phải sự phản đối và gây ra tranh cãi quyết liệt về danh sách khách mời.
Hoàng hậu Tây Ban Nha Sofia đã rút lui khỏi sự kiện dự kiến tổ chức tại lâu đài Windsor, tây London do những căng thẳng về Gibraltar, một vùng đất tiếp giáp Tây Ban Nha nhưng lại thuộc quyền tài phán của Anh.
Các cuộc biểu tình phản đối cũng nổ ra do trong danh sách khách mời, được công bố ở điện Buckingham ngày 18/5, có mặt vua Swaziland, Mswati III.
Các nhóm nhân quyền cũng nổi giận vì hoàng gia Anh còn mời cả vua Bahrain, Hamad, trong bối cảnh quốc gia vùng Vịnh này đang rối bời vì các vụ biểu tình đòi thay đổi chính phủ và mở rộng các quyền dân chủ.
Một người phát ngôn của Văn phòng ngoại vụ Anh nói: “Bữa trưa cho các lãnh đạo quân chủ là việc của điện Buckingham, nhưng theo chúng tôi biết thì mọi lãnh đạo quân chủ đang tại vị đều được mời. Lễ mừng kỷ niệm 60 năm trị vì của nữ hoàng không phải là một sự kiện chính trị. Điện Buckingham sẽ không tiết lộ thêm chi tiết gì, bao gồm chi tiết danh sách khách mời, cho tới ngày sự kiện diễn ra."
Hoàng hậu Tây Ban Nha Sofia, vợ vua Juan Carlos, đã hủy chuyến đi của bà do căng thẳng với Anh về bán đảo Gibraltar mà Tây Ban Nha phải nhượng cho Anh từ năm 1713.
Tuần trước, Madrid cũng đã phản đối London về một kế hoạch từ 11/6 tới 13/6 kỷ niệm lễ mừng kim cương của nữ hoàng ở Gibraltar do đại diện của hoàng gia Anh, con trai út của Elizabeth, hoàng tử Edward và vợ ông, Sophie - công nương Wessex, chủ trì.
Một người phát ngôn của văn phòng đổng lý hoàng gia Tây Ban Nha nói ngày 16/5: "Chính quyền thấy trong tình hình hiện tại rất khó để hoàng hậu Sofia tham gia lễ mừng của nữ hoàng Elizabeth."
Trước đó cả vua và hoàng hậu Tây Ban Nha dự kiến sẽ tham dự bữa trưa tại Windsor, nhưng vua Juan Carlos rút lui trước vì lý do sức khỏe, ông đang phục hồi sau một ca phẫu thuật do bị ngã trong một cuộc săn voi ở châu Phi.
Sau bữa trưa, hoàng thái tử Charles, người thừa kế ngai vàng Anh, và vợ ông Camilla (nữ công tước Cornwall) sẽ chủ trì một bữa tối cho các nhà lãnh đạo quân chủ ở điện Buckingham tại London.
Không phải mọi ông vua bà chúa đều có thể tham gia được các sự kiện. Nhật hoàng Akihito, từng tham gia lễ đăng cơ của nữ hoàng Elizabeth năm 1953 và hoàng hậu Michiko sẽ tham dự. Họ đã có chuyến thăm Vườn Tokyo ở công viên Holland, London ngày 17/5.
Ngày 16/5, một nhóm người Swaziland sống ở Anh đã biểu tình bên ngoài khách sạn sang trọng Savoy ở London, nơi vua Mswati đang ở cùng đoàn tùy tùng hơn 30 người. Nhà hoạt động Thobile Gwebu người Swaziland nói trái lại với cuộc sống xa hoa của ông vua, người dân trong nước đang phải ăn phân bò để sống qua ngày.
Bà Gwebu nói người Swaziland ở Anh không muốn làm hỏng lễ kỷ niệm kim cương nhưng đã viết thư cho nữ hoàng Elizabeth nhờ bà chuyển lời với vua Mswati. Những phái đoàn quân chủ khác cũng không được tiếng tốt về nhân quyền và gây tranh cãi bao gồm Brunei, Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar, Arập Xêút và UAE./.
Hoàng hậu Tây Ban Nha Sofia đã rút lui khỏi sự kiện dự kiến tổ chức tại lâu đài Windsor, tây London do những căng thẳng về Gibraltar, một vùng đất tiếp giáp Tây Ban Nha nhưng lại thuộc quyền tài phán của Anh.
Các cuộc biểu tình phản đối cũng nổ ra do trong danh sách khách mời, được công bố ở điện Buckingham ngày 18/5, có mặt vua Swaziland, Mswati III.
Các nhóm nhân quyền cũng nổi giận vì hoàng gia Anh còn mời cả vua Bahrain, Hamad, trong bối cảnh quốc gia vùng Vịnh này đang rối bời vì các vụ biểu tình đòi thay đổi chính phủ và mở rộng các quyền dân chủ.
Một người phát ngôn của Văn phòng ngoại vụ Anh nói: “Bữa trưa cho các lãnh đạo quân chủ là việc của điện Buckingham, nhưng theo chúng tôi biết thì mọi lãnh đạo quân chủ đang tại vị đều được mời. Lễ mừng kỷ niệm 60 năm trị vì của nữ hoàng không phải là một sự kiện chính trị. Điện Buckingham sẽ không tiết lộ thêm chi tiết gì, bao gồm chi tiết danh sách khách mời, cho tới ngày sự kiện diễn ra."
Hoàng hậu Tây Ban Nha Sofia, vợ vua Juan Carlos, đã hủy chuyến đi của bà do căng thẳng với Anh về bán đảo Gibraltar mà Tây Ban Nha phải nhượng cho Anh từ năm 1713.
Tuần trước, Madrid cũng đã phản đối London về một kế hoạch từ 11/6 tới 13/6 kỷ niệm lễ mừng kim cương của nữ hoàng ở Gibraltar do đại diện của hoàng gia Anh, con trai út của Elizabeth, hoàng tử Edward và vợ ông, Sophie - công nương Wessex, chủ trì.
Một người phát ngôn của văn phòng đổng lý hoàng gia Tây Ban Nha nói ngày 16/5: "Chính quyền thấy trong tình hình hiện tại rất khó để hoàng hậu Sofia tham gia lễ mừng của nữ hoàng Elizabeth."
Trước đó cả vua và hoàng hậu Tây Ban Nha dự kiến sẽ tham dự bữa trưa tại Windsor, nhưng vua Juan Carlos rút lui trước vì lý do sức khỏe, ông đang phục hồi sau một ca phẫu thuật do bị ngã trong một cuộc săn voi ở châu Phi.
Sau bữa trưa, hoàng thái tử Charles, người thừa kế ngai vàng Anh, và vợ ông Camilla (nữ công tước Cornwall) sẽ chủ trì một bữa tối cho các nhà lãnh đạo quân chủ ở điện Buckingham tại London.
Không phải mọi ông vua bà chúa đều có thể tham gia được các sự kiện. Nhật hoàng Akihito, từng tham gia lễ đăng cơ của nữ hoàng Elizabeth năm 1953 và hoàng hậu Michiko sẽ tham dự. Họ đã có chuyến thăm Vườn Tokyo ở công viên Holland, London ngày 17/5.
Ngày 16/5, một nhóm người Swaziland sống ở Anh đã biểu tình bên ngoài khách sạn sang trọng Savoy ở London, nơi vua Mswati đang ở cùng đoàn tùy tùng hơn 30 người. Nhà hoạt động Thobile Gwebu người Swaziland nói trái lại với cuộc sống xa hoa của ông vua, người dân trong nước đang phải ăn phân bò để sống qua ngày.
Bà Gwebu nói người Swaziland ở Anh không muốn làm hỏng lễ kỷ niệm kim cương nhưng đã viết thư cho nữ hoàng Elizabeth nhờ bà chuyển lời với vua Mswati. Những phái đoàn quân chủ khác cũng không được tiếng tốt về nhân quyền và gây tranh cãi bao gồm Brunei, Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar, Arập Xêút và UAE./.
Trần Trọng (Vietnam+)