"Tranh cãi Pháp-Mỹ về AUKUS sẽ không gây rạn nứt trong NATO"

Tổng Thư ký NATO nêu rõ: "AUKUS không nhằm chống lại châu Âu hay NATO và có một sự nhất trí rộng khắp là chúng ta không nên cho phép vấn đề này gây ra rạn nứt trong liên minh xuyên Đại Tây Dương."
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu trong cuộc họp báo sau cuộc họp của các cố vấn an ninh quốc gia tại Brussels, Bỉ, ngày 7/10/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu trong cuộc họp báo sau cuộc họp của các cố vấn an ninh quốc gia tại Brussels, Bỉ, ngày 7/10/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 7/10, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg rằng tranh cãi giữa Pháp và Mỹ về thỏa thuận an ninh ba bên Mỹ-Anh-Australia (AUKUS) dẫn tới việc Australia hủy hợp đồng quốc phòng trị giá hàng chục tỷ USD với Pháp sẽ không gây "rạn nứt" trong NATO.

Phát biểu sau cuộc họp của các cố vấn an ninh quốc gia, ông Jens Stoltenberg nêu rõ: "Thỏa thuận (AUKUS) không nhằm chống lại châu Âu hay NATO và có một sự nhất trí rộng khắp là chúng ta không nên cho phép vấn đề này gây ra rạn nứt trong liên minh xuyên Đại Tây Dương."

Ông Jens Stoltenberg cũng bày tỏ tin tưởng rằng Pháp và Mỹ sẽ tìm ra cách giải quyết tranh cãi.

Ông nhấn mạnh: "Vào thời điểm sự cạnh tranh gia tăng trên toàn cầu, châu Âu và Bắc Mỹ phải tiếp tục sát cánh cùng nhau trong NATO, những thách thức an ninh mà chúng ta đang đối mặt là quá lớn cho bất kỳ một quốc gia hay châu lục nào đơn độc đối đầu."

[Pháp và Australia xoa dịu căng thẳng sau thỏa thuận tàu ngầm đổ vỡ]

Quan hệ ngoại giao giữa Pháp và Mỹ đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tranh cãi liên quan tới AUKUS. Thỏa thuận này đã dẫn tới việc Canberra rút khỏi thỏa thuận mua tàu ngầm trị giá 66 tỷ USD ký với một công ty của Pháp.

Pháp đã triệu hồi các đại sứ của mình ở Washington và Caberra về nước nhằm phản đối AUKUS.

Trong khi đó, Mỹ đã nỗ lực hàn gắn mối quan hệ đồng minh lâu đời nhất của mình tại châu Âu với việc Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Paris để hội đàm Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

Hiện, các đại sứ của Pháp bị triệu hồi đã trở lại làm việc ở Mỹ và Australia sau những tranh cãi về AUKUS./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục