Trong dịp Đại lễ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội lưu ý tính mỹ thuật của chiếu sáng trang trí cần có chủ đề gắn với 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội như các hình tượng biểu trưng của Hà Nội ngàn năm văn hiến, truyền thống lịch sử, thành phố vì hòa bình, hội nhập…
Các tuyến đường khu vực trung tâm được trang trí chiếu sáng theo chủ đề Hà Nội 1.000 năm văn hiến gồm tuyến Nguyễn Thái Học-Kim Mã, đường Thanh Niên, Phố Huế-Hàng Bài, Bà Triệu, Ngô Quyền, Trần Khát Chân-Đại Cồ Việt-Xã Đàn.
Đặc biệt tuyến Tràng Tiền-Tràng Thi-Điện Biên Phủ khi trang trí chiếu sáng yêu cầu phải có điểm nhấn.
Chiều 29/7, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo yêu cầu Sở Xây dựng cần bổ sung khối lượng, mật độ trang trí để khu trung tâm Thành phố sáng hơn, rực rỡ hơn, mẫu mã trang trí đa dạng hơn trong Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Các khu vực được tăng cường trang hoàng gồm xung quanh hồ Hoàn Kiếm, trụ sở Thành ủy, Ủy ban Nhân dân thành phố, vườn hoa Lý Thái Tổ, khu vực Trung tâm chính trị Ba Đình, Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội, khu vực Văn Miếu-Quốc Tử Giám, sân vận động Mỹ Đình...
Bên cạnh đó, Sở Xây dựng cần chọn những biểu tượng Hà Nội như rồng thời Lý, Khuê Văn Các, Chùa Một Cột... để trang trí trên các tuyến đường cửa ngõ vào Thành phố như tuyến Nguyễn Chí Thanh-Trần Duy Hưng, Láng Hạ-Lê Văn Lương, An Dương Vương-Âu Cơ-Nghi Tàm, Bắc Thăng Long-Phạm Văn Đồng-Phạm Hùng, Giải Phóng, Nguyễn Trãi, Xuân Thủy-Cầu Giấy, cầu Vĩnh Tuy, cầu Chương Dương, cầu Long Biên, cầu Thăng Long...
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm sử dụng các mẫu tranh cổ động đã lựa chọn để phục vụ công tác tuyên truyền; huy động các nguồn lực từ việc xã hội hóa trong công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Thủ đô kết hợp với quảng cáo (hình lôgô, biểu tượng) của doanh nghiệp theo quy định...
Liên quan đến việc treo biểu ngữ, khẩu hiệu, cờ phướn, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải hướng dẫn Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã, các đơn vị thực hiện theo nội dung do Sở đưa ra để hạn chế sự tùy tiện và phù hợp với đặc điểm của từng địa điểm, khu vực, tuyến đường, tuyến phố.
Việc treo băngrôn, khẩu hiệu, cắm cờ phướn trên hệ thống cột đèn chiếu sáng cần có ý kiến của Sở Xây dựng để đảm bảo an toàn và mỹ quan đô thị.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã giao Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Khôi trực tiếp chỉ đạo, điều hành chung công tác trang trí chiếu sáng đô thị và công tác trang trí tuyên truyền phục vụ Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội trên địa bàn thành phố.
Ông Nguyễn Thế Thảo yêu cầu những công việc trên phải hoàn thành trước ngày 20/8./.
Các tuyến đường khu vực trung tâm được trang trí chiếu sáng theo chủ đề Hà Nội 1.000 năm văn hiến gồm tuyến Nguyễn Thái Học-Kim Mã, đường Thanh Niên, Phố Huế-Hàng Bài, Bà Triệu, Ngô Quyền, Trần Khát Chân-Đại Cồ Việt-Xã Đàn.
Đặc biệt tuyến Tràng Tiền-Tràng Thi-Điện Biên Phủ khi trang trí chiếu sáng yêu cầu phải có điểm nhấn.
Chiều 29/7, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo yêu cầu Sở Xây dựng cần bổ sung khối lượng, mật độ trang trí để khu trung tâm Thành phố sáng hơn, rực rỡ hơn, mẫu mã trang trí đa dạng hơn trong Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Các khu vực được tăng cường trang hoàng gồm xung quanh hồ Hoàn Kiếm, trụ sở Thành ủy, Ủy ban Nhân dân thành phố, vườn hoa Lý Thái Tổ, khu vực Trung tâm chính trị Ba Đình, Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội, khu vực Văn Miếu-Quốc Tử Giám, sân vận động Mỹ Đình...
Bên cạnh đó, Sở Xây dựng cần chọn những biểu tượng Hà Nội như rồng thời Lý, Khuê Văn Các, Chùa Một Cột... để trang trí trên các tuyến đường cửa ngõ vào Thành phố như tuyến Nguyễn Chí Thanh-Trần Duy Hưng, Láng Hạ-Lê Văn Lương, An Dương Vương-Âu Cơ-Nghi Tàm, Bắc Thăng Long-Phạm Văn Đồng-Phạm Hùng, Giải Phóng, Nguyễn Trãi, Xuân Thủy-Cầu Giấy, cầu Vĩnh Tuy, cầu Chương Dương, cầu Long Biên, cầu Thăng Long...
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm sử dụng các mẫu tranh cổ động đã lựa chọn để phục vụ công tác tuyên truyền; huy động các nguồn lực từ việc xã hội hóa trong công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Thủ đô kết hợp với quảng cáo (hình lôgô, biểu tượng) của doanh nghiệp theo quy định...
Liên quan đến việc treo biểu ngữ, khẩu hiệu, cờ phướn, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải hướng dẫn Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã, các đơn vị thực hiện theo nội dung do Sở đưa ra để hạn chế sự tùy tiện và phù hợp với đặc điểm của từng địa điểm, khu vực, tuyến đường, tuyến phố.
Việc treo băngrôn, khẩu hiệu, cắm cờ phướn trên hệ thống cột đèn chiếu sáng cần có ý kiến của Sở Xây dựng để đảm bảo an toàn và mỹ quan đô thị.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã giao Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Khôi trực tiếp chỉ đạo, điều hành chung công tác trang trí chiếu sáng đô thị và công tác trang trí tuyên truyền phục vụ Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội trên địa bàn thành phố.
Ông Nguyễn Thế Thảo yêu cầu những công việc trên phải hoàn thành trước ngày 20/8./.
Thanh Bình (TTXVN/Vietnam+)