Sau ngày giải phóng, huyện Trảng Bàng - vùng đất từng bị chiến tranh tàn phá nặng nề đã vươn lên thành trung tâm phát triển công nghiệp đầu tàu của tỉnh Tây Ninh
Do đặc thù về vị trí địa lý, trong kháng chiến Trảng Bàng là vùng đệm giữa Tây Ninh (căn cứ cách mạng của Trung ương Cục miền Nam) và Sài Gòn (thủ phủ của Mỹ-Ngụy).
Theo những dân sống tại Trảng Bàng từ thời kháng chiến kể, đây là nơi mà “ngày địch làm chủ, đêm thuộc về ta.” Chính quyền Ngụy đã từng đưa Trảng Bàng trở thành một quận của tỉnh Hậu Nghĩa (cùng với thành đồng đất thép Củ Chi-Thành phố Hồ Chí Minh, huyện Đức Hòa, huyện Đức Huệ của tỉnh Long An).
Với tinh thần cách mạng của người dân Trảng Bàng “một tấc không đi, một li không dời,” suốt thời kỳ kháng chiến, dù bị địch dùng "chính sách bình định," lập ấp chiến lược, nhưng cách mạng Việt Nam vẫn phát triển trong lòng địch.
Trong đó, địa đạo An Thới (thuộc xã An Tịnh) cùng với địa đạo Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành vùng đất khiếp sợ của kẻ thù.
Để truy lùng các chiến sĩ cách mạng, Mỹ-Ngụy đã không ngừng cho xe ủi, xe tăng càn quét hòng san bằng Trảng Bàng.
Tuy nhiên, căn cứ được xây dựng bởi lòng dân Trảng Bàng không hề bị khuất phục nên các cuộc hành quân, càn quét của địch đều thất bại.
Trong suốt 30 năm chiến tranh, phần lớn các xã như An Tịnh, Lộc Hưng, Gia Lộc, Đôn Thuận, Phước Chỉ... bị địch tàn phá hoàn toàn. Đã có lúc người ta gọi đây là “vùng đất trắng.”
35 năm sau ngày giải phóng, từ một nơi hoang tàn, gần như bắt đầu xây dựng lại từ con số không, chính quyền và nhân dân Trảng Bàng đã xây dựng nơi đây trở thành một huyện công nghiệp phát triển nhất của tỉnh Tây Ninh, là một trong những trọng điểm của kinh tế phía Nam.
Sau ngày thống nhất đất nước, Trảng Bàng cũng tìm hướng đi cho mình, có không ít những khó khăn nhưng đó là tiền đề cho vùng đất anh hùng này vươn lên.
Năm 1999, khu công nghiệp Trảng Bàng ra đời, đánh dấu bước phát triển mới của tỉnh Tây Ninh nói chung và huyện Trảng Bàng nói riêng.
Mặc dù dự kiến phải mất năm năm mới “lấp đầy” khu công nghiệp này, nhưng với chính sách “mở”, đúng đắn của tỉnh, cộng với quyết tâm của người dân Trảng Bàng, nên chỉ sau một năm, 70 ha của khu công nghiệp Trảng Bàng đã được “phủ kín.”
Trảng Bàng có vị trí rất quan trọng để phát triển kinh tế. Nằm ở cửa ngõ Tây Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh, nối liền hai trung tâm kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và Thủ đô Phnom Penh của Campuchia, Trảng Bàng nhanh chóng thu hút được các nhà đầu tư.
Hiện nay, Trảng Bàng là ngọn cờ đầu trong phát triển kinh tế của tỉnh với khu công nghiệp Tràng Bàng và Khu chế xuất Linh Trung III, diện tích 400ha.
Đến nay, khu công nghiệp Trảng Bàng đã thu hút 146 dự án đầu tư,, trong đó có 117 dự án nước ngoài, với tổng số vốn đăng ký là 487,1 triệu USD và hơn 1.490 tỷ đồng.
Ngoài ra, hai khu công nghiệp lớn là Phước Đông-Bời Lời và Bourbon An Hòa cũng đang trong quá trình xây dựng và đưa vào vận hành.
Với diện tích 4.000ha, trong thời gian tới, các khu công nghiệp này sẽ là trung tâm kinh tế của tỉnh Tây Ninh, giúp làm thay đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng hiện đại hóa một cách mạnh mẽ.
Hiện nay, tổng giá trị sản xuất của huyện tăng bình quân hàng năm là 23,8%. Giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân hàng năm là 32,1%, làm cho tỷ trọng các ngành cũng đang chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa. Công tác xoá đói giảm nghèo đạt được kết quả đáng kể.
Ông Trần Lưu Quang, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Trảng Bàng cho biết trong thời gian tới, chính quyền và nhân dân Trảng Bàng sẽ phát triển nơi đây thành một huyện công nghiệp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho toàn tỉnh, nhất là thu hút đầu tư.
Trảng Bàng đã hai lần vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang trong kháng chiến và Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới. Hiện tại, cả 11/11 xã của huyện đều đạt danh hiệu xã anh hùng.
Mảnh đất anh hùng ấy đang dần định hình trở thành một trung tâm công nghiệp của tỉnh Tây Ninh nói riêng và phía Nam nói chung./.
Do đặc thù về vị trí địa lý, trong kháng chiến Trảng Bàng là vùng đệm giữa Tây Ninh (căn cứ cách mạng của Trung ương Cục miền Nam) và Sài Gòn (thủ phủ của Mỹ-Ngụy).
Theo những dân sống tại Trảng Bàng từ thời kháng chiến kể, đây là nơi mà “ngày địch làm chủ, đêm thuộc về ta.” Chính quyền Ngụy đã từng đưa Trảng Bàng trở thành một quận của tỉnh Hậu Nghĩa (cùng với thành đồng đất thép Củ Chi-Thành phố Hồ Chí Minh, huyện Đức Hòa, huyện Đức Huệ của tỉnh Long An).
Với tinh thần cách mạng của người dân Trảng Bàng “một tấc không đi, một li không dời,” suốt thời kỳ kháng chiến, dù bị địch dùng "chính sách bình định," lập ấp chiến lược, nhưng cách mạng Việt Nam vẫn phát triển trong lòng địch.
Trong đó, địa đạo An Thới (thuộc xã An Tịnh) cùng với địa đạo Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành vùng đất khiếp sợ của kẻ thù.
Để truy lùng các chiến sĩ cách mạng, Mỹ-Ngụy đã không ngừng cho xe ủi, xe tăng càn quét hòng san bằng Trảng Bàng.
Tuy nhiên, căn cứ được xây dựng bởi lòng dân Trảng Bàng không hề bị khuất phục nên các cuộc hành quân, càn quét của địch đều thất bại.
Trong suốt 30 năm chiến tranh, phần lớn các xã như An Tịnh, Lộc Hưng, Gia Lộc, Đôn Thuận, Phước Chỉ... bị địch tàn phá hoàn toàn. Đã có lúc người ta gọi đây là “vùng đất trắng.”
35 năm sau ngày giải phóng, từ một nơi hoang tàn, gần như bắt đầu xây dựng lại từ con số không, chính quyền và nhân dân Trảng Bàng đã xây dựng nơi đây trở thành một huyện công nghiệp phát triển nhất của tỉnh Tây Ninh, là một trong những trọng điểm của kinh tế phía Nam.
Sau ngày thống nhất đất nước, Trảng Bàng cũng tìm hướng đi cho mình, có không ít những khó khăn nhưng đó là tiền đề cho vùng đất anh hùng này vươn lên.
Năm 1999, khu công nghiệp Trảng Bàng ra đời, đánh dấu bước phát triển mới của tỉnh Tây Ninh nói chung và huyện Trảng Bàng nói riêng.
Mặc dù dự kiến phải mất năm năm mới “lấp đầy” khu công nghiệp này, nhưng với chính sách “mở”, đúng đắn của tỉnh, cộng với quyết tâm của người dân Trảng Bàng, nên chỉ sau một năm, 70 ha của khu công nghiệp Trảng Bàng đã được “phủ kín.”
Trảng Bàng có vị trí rất quan trọng để phát triển kinh tế. Nằm ở cửa ngõ Tây Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh, nối liền hai trung tâm kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và Thủ đô Phnom Penh của Campuchia, Trảng Bàng nhanh chóng thu hút được các nhà đầu tư.
Hiện nay, Trảng Bàng là ngọn cờ đầu trong phát triển kinh tế của tỉnh với khu công nghiệp Tràng Bàng và Khu chế xuất Linh Trung III, diện tích 400ha.
Đến nay, khu công nghiệp Trảng Bàng đã thu hút 146 dự án đầu tư,, trong đó có 117 dự án nước ngoài, với tổng số vốn đăng ký là 487,1 triệu USD và hơn 1.490 tỷ đồng.
Ngoài ra, hai khu công nghiệp lớn là Phước Đông-Bời Lời và Bourbon An Hòa cũng đang trong quá trình xây dựng và đưa vào vận hành.
Với diện tích 4.000ha, trong thời gian tới, các khu công nghiệp này sẽ là trung tâm kinh tế của tỉnh Tây Ninh, giúp làm thay đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng hiện đại hóa một cách mạnh mẽ.
Hiện nay, tổng giá trị sản xuất của huyện tăng bình quân hàng năm là 23,8%. Giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân hàng năm là 32,1%, làm cho tỷ trọng các ngành cũng đang chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa. Công tác xoá đói giảm nghèo đạt được kết quả đáng kể.
Ông Trần Lưu Quang, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Trảng Bàng cho biết trong thời gian tới, chính quyền và nhân dân Trảng Bàng sẽ phát triển nơi đây thành một huyện công nghiệp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho toàn tỉnh, nhất là thu hút đầu tư.
Trảng Bàng đã hai lần vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang trong kháng chiến và Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới. Hiện tại, cả 11/11 xã của huyện đều đạt danh hiệu xã anh hùng.
Mảnh đất anh hùng ấy đang dần định hình trở thành một trung tâm công nghiệp của tỉnh Tây Ninh nói riêng và phía Nam nói chung./.
Vũ Tiến Lực (Vietnam+)