Mường Lò, thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) được coi là cái nôi của nền văn hóa Thái, nơi bắt nguồn của những nếp nhà sàn, những điệu múa điệu xòe đắm say làm ngất ngây lòng người, với hình tượng "Khau cút" trên hai đầu nóc của mỗi ngôi nhà.
“Khau cút” không chỉ làm đẹp mà còn ẩn chứa những ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Tuy nhiên, hiện nay người Thái đen Mường Lò lại không đặt "Khau cút" trên nóc nhà nữa và nét đẹp kiến trúc truyền thống này đang mất dần theo dòng chảy của thời gian...
Khi mặt trời đã khuất dần sau dãy núi, nghệ nhân dân gian duy nhất của thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái), bà Điêu Thị Xiêng, trú tại xã Nghĩa An lại ngồi khắp (hát) những câu về "Khau cút" cho con cháu nghe:
Khau cút tẻm lai bua
Xinh dua tẻm lai én
Nhả ca bén tin con
Có nghĩa là:
Khau cút vẽ vân xen
Đầu kèo vẽ vân én
Mái nhà xén bằng dui.
Đây là những câu nói về tiêu chí và vẻ đẹp của "Khau cút" trên nóc ngôi nhà sàn truyền thống của người Thái đen. Hai đầu hồi có cấu trúc khum khum như mai rùa, nó vừa tạo dáng vẻ chắc chắn, bền vững vừa gợi sự liên tưởng tới thần Rùa - người đã dạy cho người Thái cách làm nhà.
"Khau cút" đơn giản nhất gồm hai thanh gỗ bắt chéo nhau hình chữ X, đóng trên hai đầu đòn nóc nhà (tiếng Thái là “Pe bôn”) với mục đích là để chắn cho mái tranh không bị xổ ra khi có gió thổi.
Về sau nó được phát triển thành nhiều hình dáng khác nhau, với trí tưởng tượng phong phú và bàn tay tài hoa, các nghệ sỹ dân gian đã mô phỏng tự nhiên, tạo nên những hoa văn, họa tiết trang trí cho “Khau cút” có một vẻ đẹp hoàn hảo.
Trong lịch sử, người Thái đã có những cuộc đi tìm miền đất hứa. Họ ra đi vào cuối tuần trăng, nhìn mặt trăng khuyết ở cuối dãy núi họ hẹn nhau, hễ ai đến được phương trời nào, khi làm nhà thì dựng trên nóc một cái dấu hình mặt trăng khuyết để sau này con cháu họ nhận ra dòng giống của mình. Và chiếc dấu mang hình mặt trăng khuyết trong truyền thuyết kia chính là chiếc "Khau cút" quen thuộc gắn với người Thái hiện nay.
Nghệ nhân dân gian Điêu Thị Xiêng cho biết trước đây, những nhà có "Khau cút" là thể hiện những nhà làm quan hay là những dòng họ lớn như họ Cầm, họ Lò… rất chú trọng việc trang trí, kẻ vẽ trong nhà, bởi theo quan niệm thì “Khau cút” có đẹp mới biết được nhà đấy có đủ đầy hay không.
Còn với ông Lò Tuyên Dung ở Bản Chao Hạ 2, xã Nghĩa Lợi, Thị xã Nghĩa Lộ, dù không phải là nghệ nhân như bà Xiêng, không thuộc lớp già làng, trưởng bản, nhưng ước mơ xây dựng lại được ngôi nhà sàn, phục dựng lại "Khau cút" theo lời kể, lời dặn của người cha thì ông vẫn nhớ như in. Ông Dung bộc bạch bản thân ông luôn trăn trở về “Khau cút,” bởi qua lời kể của cha mình, ông biết đây là một nét đẹp riêng của dân tộc.
Đến nay vẫn chưa phục dựng lại được, bởi một phần do kinh tế gia đình, phần nữa là từ những năm 60 trở về trước “Khau cút” ở mường lò đã không còn. Và với nhiều lý do khác nhau, người ta cũng không còn muốn làm “Khau cút” nữa...
Em Hà Thị Chí, Thôn Đêu 1, xã Nghĩa An cho biết từ khi được sinh ra và lớn lên đến nay đã gần 20 tuổi rồi, nhưng em chưa một lần nghe ai kể về “Khau cút,” em cũng không biết tìm hiểu ở đâu và cũng không biết gì về “Khau cút” cả. Chính trong ngôi nhà sàn em đang ở hiện nay, so với bức ảnh ngày xưa bố mẹ em chụp ở ngôi nhà sàn của ông bà thì khác rất nhiều...
Ông Hà Văn Hồng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Nghĩa An kể lại trước những năm 80, vẫn gặp các cặp “Khau cút” được dựng lên trang trọng tại những ngôi nhà sàn. Thậm chí nhà xây của một số người Thái vẫn còn có “Khau cút” được cách điệu hài hòa...
Nhưng chỉ từ đó trở về đây, ngôi nhà sàn của người Thái đã không còn "Khau cút" và đến nay chỉ còn lại trong ký ức của những người già trong bản...
Ông Hồng cho rằng trong điều kiện xã đang xây dựng nông thôn mới, ngoài nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, vẫn cần phải quan tâm khôi phục, gìn giữ nét đẹp văn hóa, truyền thống của dân tộc, đặc biệt là trong nét sinh hoạt và trong kiến trúc nhà ở của người Thái, trong đó có “Khau cút.”
Cũng theo ông Hồng, xã Nghĩa An là một trong 3 xã vinh dự được thị xã Nghĩa Lộ chọn làm điểm xây dựng xã nông thôn mới, trong giai đoạn 2010-2015, xã Nghĩa An đã chọn những tiêu chí gắn với việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Thái.
Tới đây, xã sẽ triển khai, dần khôi phục lại “Khau cút” ở các đầu hồi nhà sàn của các hộ gia đình. Các cán bộ, đảng viên, cán bộ lãnh đạo sẽ đi đầu, sau đó mới đến vận động nhân dân thực hiện.
Tuy nhiên, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền về việc bảo tồn “Khau cút”, xã cũng rất cần sự quan tâm, đầu tư của các cấp, các ngành để xã Nghĩa An cũng như các xã, phường khác trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ bảo tồn được “Khau cút” - hồn cõi và cũng là nét đẹp riêng của người Thái Mường Lò.../.
“Khau cút” không chỉ làm đẹp mà còn ẩn chứa những ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Tuy nhiên, hiện nay người Thái đen Mường Lò lại không đặt "Khau cút" trên nóc nhà nữa và nét đẹp kiến trúc truyền thống này đang mất dần theo dòng chảy của thời gian...
Khi mặt trời đã khuất dần sau dãy núi, nghệ nhân dân gian duy nhất của thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái), bà Điêu Thị Xiêng, trú tại xã Nghĩa An lại ngồi khắp (hát) những câu về "Khau cút" cho con cháu nghe:
Khau cút tẻm lai bua
Xinh dua tẻm lai én
Nhả ca bén tin con
Có nghĩa là:
Khau cút vẽ vân xen
Đầu kèo vẽ vân én
Mái nhà xén bằng dui.
Đây là những câu nói về tiêu chí và vẻ đẹp của "Khau cút" trên nóc ngôi nhà sàn truyền thống của người Thái đen. Hai đầu hồi có cấu trúc khum khum như mai rùa, nó vừa tạo dáng vẻ chắc chắn, bền vững vừa gợi sự liên tưởng tới thần Rùa - người đã dạy cho người Thái cách làm nhà.
"Khau cút" đơn giản nhất gồm hai thanh gỗ bắt chéo nhau hình chữ X, đóng trên hai đầu đòn nóc nhà (tiếng Thái là “Pe bôn”) với mục đích là để chắn cho mái tranh không bị xổ ra khi có gió thổi.
Về sau nó được phát triển thành nhiều hình dáng khác nhau, với trí tưởng tượng phong phú và bàn tay tài hoa, các nghệ sỹ dân gian đã mô phỏng tự nhiên, tạo nên những hoa văn, họa tiết trang trí cho “Khau cút” có một vẻ đẹp hoàn hảo.
Trong lịch sử, người Thái đã có những cuộc đi tìm miền đất hứa. Họ ra đi vào cuối tuần trăng, nhìn mặt trăng khuyết ở cuối dãy núi họ hẹn nhau, hễ ai đến được phương trời nào, khi làm nhà thì dựng trên nóc một cái dấu hình mặt trăng khuyết để sau này con cháu họ nhận ra dòng giống của mình. Và chiếc dấu mang hình mặt trăng khuyết trong truyền thuyết kia chính là chiếc "Khau cút" quen thuộc gắn với người Thái hiện nay.
Nghệ nhân dân gian Điêu Thị Xiêng cho biết trước đây, những nhà có "Khau cút" là thể hiện những nhà làm quan hay là những dòng họ lớn như họ Cầm, họ Lò… rất chú trọng việc trang trí, kẻ vẽ trong nhà, bởi theo quan niệm thì “Khau cút” có đẹp mới biết được nhà đấy có đủ đầy hay không.
Còn với ông Lò Tuyên Dung ở Bản Chao Hạ 2, xã Nghĩa Lợi, Thị xã Nghĩa Lộ, dù không phải là nghệ nhân như bà Xiêng, không thuộc lớp già làng, trưởng bản, nhưng ước mơ xây dựng lại được ngôi nhà sàn, phục dựng lại "Khau cút" theo lời kể, lời dặn của người cha thì ông vẫn nhớ như in. Ông Dung bộc bạch bản thân ông luôn trăn trở về “Khau cút,” bởi qua lời kể của cha mình, ông biết đây là một nét đẹp riêng của dân tộc.
Đến nay vẫn chưa phục dựng lại được, bởi một phần do kinh tế gia đình, phần nữa là từ những năm 60 trở về trước “Khau cút” ở mường lò đã không còn. Và với nhiều lý do khác nhau, người ta cũng không còn muốn làm “Khau cút” nữa...
Em Hà Thị Chí, Thôn Đêu 1, xã Nghĩa An cho biết từ khi được sinh ra và lớn lên đến nay đã gần 20 tuổi rồi, nhưng em chưa một lần nghe ai kể về “Khau cút,” em cũng không biết tìm hiểu ở đâu và cũng không biết gì về “Khau cút” cả. Chính trong ngôi nhà sàn em đang ở hiện nay, so với bức ảnh ngày xưa bố mẹ em chụp ở ngôi nhà sàn của ông bà thì khác rất nhiều...
Ông Hà Văn Hồng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Nghĩa An kể lại trước những năm 80, vẫn gặp các cặp “Khau cút” được dựng lên trang trọng tại những ngôi nhà sàn. Thậm chí nhà xây của một số người Thái vẫn còn có “Khau cút” được cách điệu hài hòa...
Nhưng chỉ từ đó trở về đây, ngôi nhà sàn của người Thái đã không còn "Khau cút" và đến nay chỉ còn lại trong ký ức của những người già trong bản...
Ông Hồng cho rằng trong điều kiện xã đang xây dựng nông thôn mới, ngoài nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, vẫn cần phải quan tâm khôi phục, gìn giữ nét đẹp văn hóa, truyền thống của dân tộc, đặc biệt là trong nét sinh hoạt và trong kiến trúc nhà ở của người Thái, trong đó có “Khau cút.”
Cũng theo ông Hồng, xã Nghĩa An là một trong 3 xã vinh dự được thị xã Nghĩa Lộ chọn làm điểm xây dựng xã nông thôn mới, trong giai đoạn 2010-2015, xã Nghĩa An đã chọn những tiêu chí gắn với việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Thái.
Tới đây, xã sẽ triển khai, dần khôi phục lại “Khau cút” ở các đầu hồi nhà sàn của các hộ gia đình. Các cán bộ, đảng viên, cán bộ lãnh đạo sẽ đi đầu, sau đó mới đến vận động nhân dân thực hiện.
Tuy nhiên, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền về việc bảo tồn “Khau cút”, xã cũng rất cần sự quan tâm, đầu tư của các cấp, các ngành để xã Nghĩa An cũng như các xã, phường khác trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ bảo tồn được “Khau cút” - hồn cõi và cũng là nét đẹp riêng của người Thái Mường Lò.../.
Tuấn Anh (TTXVN)