Những con trăn Mỹ cảm nhận rất rõ nhịp tim của con mồi khi chúng xiết chặt lấy thân mình quanh nạn nhân, qua đó giúp chúng có những tín hiệu để phân biệt xem con mồi còn sống hay không.
Trong một nghiên cứu đăng tải trên tuần báo Biology Letters, các chuyên gia về rắn tại Trường đại học Dickinson ở Carlisle, Pennsylvania, đã làm rõ vì sao trăn lại biết khi nào con mồi của nó đã chết và có thể nuốt chúng.
Họ chỉ ra rằng tính toán chính xác thời gian xiết chặt con mồi rất quan trọng với lũ trăn. Hoạt động xiết khiến chúng mất rất nhiều năng lượng dự trữ, làm hoạt động trao đổi chất tăng nhanh tới 7 lần bình thường. Trong khi quấn quanh con mồi, chúng cũng dễ trở thành nạn nhân của những kẻ săn mồi khác.
Nhóm đã sử dụng ý tưởng thông minh mang tên “những con chuột lớn ấm áp” để theo dõi lũ trăn. Các con chuột nuôi trong phòng thí nghiệm này bị giết theo cách thức nhân đạo, được làm đông cứng trước khi làm ấm trở lại tới 38 độ C nhờ chăn điện.
Tiếp đó thi thể của chuột được nhét vào hai thiết bị nhỏ, một cái để giám sát áp lực bên ngoài và cái còn lại giả nhịp tim.
Trong thí nghiệm, những con chuột công nghệ cao này được để trong tầm tấn công của 7 con trăn nuôi, vốn chưa bao giờ tiếp xúc với mồi sống và 9 con trăn hoang dã.
Các nhà khoa học tiến hành 3 thí nghiệm, mỗi lần đều kiểm soát nhịp tim của con rắn giả, để xem trăn sẽ xiết con mồi lâu tới đâu.
Kết quả là khi họ tắt thiết bị giả lập nhịp tim được 10 phút, những con trăn sẽ tiếp tục xiết thêm 7 phút nữa hoặc hơn rồi mới thả con chuột ra, khi tin rằng nó đã chết.
Với những con chuột tim giả vẫn còn đập, lũ trăn sẽ liên tục xiết với áp lực tăng gấp đôi và sẽ giữ nguyên hoạt động này trong vòng 22 phút.
Các nhà khoa học nói rằng đây là một thành tựu đặc biệt trong cộng đồng những con trăn bởi người ta chưa từng thấy một con trăn nào lại xiết mồi lâu tới thế.
Thông thường những con chuột không còn nhịp tim chỉ bị xiết chừng 12 phút. Nhưng con trăn sẽ không điều chỉnh vòng xiết hoặc thực hiện các đợt tăng áp lực xiết như với những con chuột “sống.”
Trăn hoang dã cũng biết rõ hơn về việc cần phải xiết con mồi trong bao lâu và cần bao nhiêu lực. “Phát hiện của chúng tôi thấy rằng khả năng phản ứng của nhịp tim của chúng là bản năng, cho dù mức độ phản ứng tùy thuộc vào kinh nghiệm. Chúng tôi tin rằng khả năng cải thiện hoạt động săn mồi thông qua việc học hỏi biến trăn trở thành một kẻ săn mồi hiệu quả và là một con mồi khó đoán biết trước được,” những nhà nghiên cứu nói.
Trong một nghiên cứu đăng tải trên tuần báo Biology Letters, các chuyên gia về rắn tại Trường đại học Dickinson ở Carlisle, Pennsylvania, đã làm rõ vì sao trăn lại biết khi nào con mồi của nó đã chết và có thể nuốt chúng.
Họ chỉ ra rằng tính toán chính xác thời gian xiết chặt con mồi rất quan trọng với lũ trăn. Hoạt động xiết khiến chúng mất rất nhiều năng lượng dự trữ, làm hoạt động trao đổi chất tăng nhanh tới 7 lần bình thường. Trong khi quấn quanh con mồi, chúng cũng dễ trở thành nạn nhân của những kẻ săn mồi khác.
Nhóm đã sử dụng ý tưởng thông minh mang tên “những con chuột lớn ấm áp” để theo dõi lũ trăn. Các con chuột nuôi trong phòng thí nghiệm này bị giết theo cách thức nhân đạo, được làm đông cứng trước khi làm ấm trở lại tới 38 độ C nhờ chăn điện.
Tiếp đó thi thể của chuột được nhét vào hai thiết bị nhỏ, một cái để giám sát áp lực bên ngoài và cái còn lại giả nhịp tim.
Trong thí nghiệm, những con chuột công nghệ cao này được để trong tầm tấn công của 7 con trăn nuôi, vốn chưa bao giờ tiếp xúc với mồi sống và 9 con trăn hoang dã.
Các nhà khoa học tiến hành 3 thí nghiệm, mỗi lần đều kiểm soát nhịp tim của con rắn giả, để xem trăn sẽ xiết con mồi lâu tới đâu.
Kết quả là khi họ tắt thiết bị giả lập nhịp tim được 10 phút, những con trăn sẽ tiếp tục xiết thêm 7 phút nữa hoặc hơn rồi mới thả con chuột ra, khi tin rằng nó đã chết.
Với những con chuột tim giả vẫn còn đập, lũ trăn sẽ liên tục xiết với áp lực tăng gấp đôi và sẽ giữ nguyên hoạt động này trong vòng 22 phút.
Các nhà khoa học nói rằng đây là một thành tựu đặc biệt trong cộng đồng những con trăn bởi người ta chưa từng thấy một con trăn nào lại xiết mồi lâu tới thế.
Thông thường những con chuột không còn nhịp tim chỉ bị xiết chừng 12 phút. Nhưng con trăn sẽ không điều chỉnh vòng xiết hoặc thực hiện các đợt tăng áp lực xiết như với những con chuột “sống.”
Trăn hoang dã cũng biết rõ hơn về việc cần phải xiết con mồi trong bao lâu và cần bao nhiêu lực. “Phát hiện của chúng tôi thấy rằng khả năng phản ứng của nhịp tim của chúng là bản năng, cho dù mức độ phản ứng tùy thuộc vào kinh nghiệm. Chúng tôi tin rằng khả năng cải thiện hoạt động săn mồi thông qua việc học hỏi biến trăn trở thành một kẻ săn mồi hiệu quả và là một con mồi khó đoán biết trước được,” những nhà nghiên cứu nói.
Gia Bảo (Vietnam+)