Là một bác sĩ giỏi, nhưng anh Trần Kim Lân, tên Lào là Phonesavanh Chanthavong, lại nổi tiếng bởi cái nghề tay trái, nghề làm từ điển.
Nhìn con người gầy gò và có phần già trước tuổi của anh, khó ai nghĩ rằng anh vừa là một bác sĩ giỏi lại vừa là một nhà "ngôn ngữ học.”
Mới ngoài 40 tuổi, anh đã cho ra đời cuốn từ điển Lào-Việt, từ điển Việt-Lào, trở thành những cuốn sách gối đầu giường của những người có nhu cầu học tiếng Lào hoặc tiếng Việt.
Những trăn trở...
Sinh năm 1964, tại Savannakhet - Lào, nhưng gốc gác gia đình lại là tại Ba Đồn, Quảng Văn, Quảng Trạch, Quảng Bình. Trần Kim Lân là lứa học sinh đầu tiên được Hội Việt kiều Savannakhet cử sang học trung học tại Huế vào năm 1979.
Những ngày đầu đi học, mặc dù có vốn tiếng Việt khá tốt, nhưng Lân vẫn gặp nhiều khó khăn khi nghe các cô giáo giảng bài, đặc biệt là vào các giờ toán, lý, hóa…
Nghĩ mình nói tiếng Việt có thể gọi là tốt ở Lào mà còn gặp nhiều khó khăn khi học ở Việt như vậy, những bạn Lào khác khi học tiếng Việt chắc chắn sẽ khó khăn hơn. Ý nghĩ đó đã thôi thúc anh phải làm một cái gì đó giúp học tiếng Việt nhanh và hiệu quả hơn.
Những năm tháng làm sinh viên y khoa Huế, Lân liên tục bị những trận sốt rét ác tính hành hạ. Sau đó, anh được sư Tuệ Tâm chữa dứt hẳn căn bệnh sốt rét. Nghĩ bao nhiêu năm theo Tây y mà bó tay, nay nhờ Đông y mà khỏi bệnh, Lân lại theo thầy Tuệ Tâm học Đông y. Hành trang rời Huế về Savannakhet của anh là tấm bằng bác sĩ Tây y và thêm nghề chữa bệnh bằng Đông y.
Trở về Lào làm việc trong một phòng khám, hàng ngày ngoài công tác chữa bệnh anh còn có nhiệm vụ dạy học cho hai đứa con. Thấy các con tuy hiểu tiếng Việt nhưng chỉ là những từ giao tiếp đơn thuần, nỗi lo ngày nào đó lớp con cháu Việt sinh ra tại Lào sẽ không còn nói được tiếng Việt khiến anh day dứt đến mất ngủ.
Ý nguyện làm một điều gì đó để giúp học tiếng Việt hiệu quả hơn năm nào lại sống lại trong anh. Và lần này, anh quyết chí làm từ điển Lào-Việt và Việt-Lào.
Gã “dở”
Nhiều lúc vợ và bạn bè gọi đùa anh là gã "dở" khi thấy anh ngày nào cũng vừa khám bệnh, vừa nhăm nhăm một cuốn sổ tay để ghi lại những từ mới nghe được từ các bệnh nhân, tối về lại chong đèn đến đêm để dịch những từ đó ra tiếng Việt và sắp xếp chúng thành hệ thống.
Mải miết làm việc như con “ong,” nhưng công trình của anh chỉ thực sự có tiến triển nhanh khi anh mua được bộ máy tính vào năm 1997, nhờ có máy tính, việc sắp xếp, phân loại từ được anh làm nhanh hơn, khoa học hơn.
Anh Lân cho biết đôi lúc cũng thấy mệt mỏi và muốn từ bỏ việc làm từ điển, nhất là khi làm xong sách nhưng không biết tìm đâu ra tiền để xuất bản.
Cuối cùng, sau hơn 10 năm miệt mài, năm 2007, “gã dở” cũng cho ra được cuốn từ điển đầu tiên mang tên “Từ điển Lào-Việt” do Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành.
Với một lượng kiến thức khổng lồ gồm 50.000 từ, 25.000 ngữ cảnh, 1.000 tục ngữ có đối chiếu với những câu tục ngữ Việt tương đương, 15.000 thành ngữ và 500 từ cây thuốc, cuốn từ điển đã nhanh chóng trở thành cuốn sách không thể thiếu cho những người có nhu cầu học tiếng Việt và tiếng Lào.
Tiếp nối thành công trên, đầu năm 2008, anh lại tiếp tục nghiên cứu và viết cuốn Từ điển Việt-Lào. Đến nay, cuốn Từ điển hơn 100.000 từ này đã hoàn thành và dự kiến sẽ được xuất bản vào cuối năm nay.
Ngoài ra, anh còn nghiên cứu và viết các cuốn như Tục ngữ Lào-Việt, Việt-Lào; Từ đồng âm Lào-Việt… Không dừng lại ở đây, anh còn tự mày mò học tin học, tự học viết phần mềm để viết phần mềm từ điển Lào-Việt; Việt-Lào với hơn 150.000 từ. Hiện phần mềm thử nghiệm này đang được cung cấp miễn phí cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng.
Với những thành công mà Trần Kim Lân có được, nhiều người cảm thấy kính phục trước sự kiên trì và lòng nhiệt thành của anh trước các thế hệ mai sau. Đó là những việc làm âm thầm góp phần gìn giữ và phát triển mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước Lào-Việt anh em./.
Nhìn con người gầy gò và có phần già trước tuổi của anh, khó ai nghĩ rằng anh vừa là một bác sĩ giỏi lại vừa là một nhà "ngôn ngữ học.”
Mới ngoài 40 tuổi, anh đã cho ra đời cuốn từ điển Lào-Việt, từ điển Việt-Lào, trở thành những cuốn sách gối đầu giường của những người có nhu cầu học tiếng Lào hoặc tiếng Việt.
Những trăn trở...
Sinh năm 1964, tại Savannakhet - Lào, nhưng gốc gác gia đình lại là tại Ba Đồn, Quảng Văn, Quảng Trạch, Quảng Bình. Trần Kim Lân là lứa học sinh đầu tiên được Hội Việt kiều Savannakhet cử sang học trung học tại Huế vào năm 1979.
Những ngày đầu đi học, mặc dù có vốn tiếng Việt khá tốt, nhưng Lân vẫn gặp nhiều khó khăn khi nghe các cô giáo giảng bài, đặc biệt là vào các giờ toán, lý, hóa…
Nghĩ mình nói tiếng Việt có thể gọi là tốt ở Lào mà còn gặp nhiều khó khăn khi học ở Việt như vậy, những bạn Lào khác khi học tiếng Việt chắc chắn sẽ khó khăn hơn. Ý nghĩ đó đã thôi thúc anh phải làm một cái gì đó giúp học tiếng Việt nhanh và hiệu quả hơn.
Những năm tháng làm sinh viên y khoa Huế, Lân liên tục bị những trận sốt rét ác tính hành hạ. Sau đó, anh được sư Tuệ Tâm chữa dứt hẳn căn bệnh sốt rét. Nghĩ bao nhiêu năm theo Tây y mà bó tay, nay nhờ Đông y mà khỏi bệnh, Lân lại theo thầy Tuệ Tâm học Đông y. Hành trang rời Huế về Savannakhet của anh là tấm bằng bác sĩ Tây y và thêm nghề chữa bệnh bằng Đông y.
Trở về Lào làm việc trong một phòng khám, hàng ngày ngoài công tác chữa bệnh anh còn có nhiệm vụ dạy học cho hai đứa con. Thấy các con tuy hiểu tiếng Việt nhưng chỉ là những từ giao tiếp đơn thuần, nỗi lo ngày nào đó lớp con cháu Việt sinh ra tại Lào sẽ không còn nói được tiếng Việt khiến anh day dứt đến mất ngủ.
Ý nguyện làm một điều gì đó để giúp học tiếng Việt hiệu quả hơn năm nào lại sống lại trong anh. Và lần này, anh quyết chí làm từ điển Lào-Việt và Việt-Lào.
Gã “dở”
Nhiều lúc vợ và bạn bè gọi đùa anh là gã "dở" khi thấy anh ngày nào cũng vừa khám bệnh, vừa nhăm nhăm một cuốn sổ tay để ghi lại những từ mới nghe được từ các bệnh nhân, tối về lại chong đèn đến đêm để dịch những từ đó ra tiếng Việt và sắp xếp chúng thành hệ thống.
Mải miết làm việc như con “ong,” nhưng công trình của anh chỉ thực sự có tiến triển nhanh khi anh mua được bộ máy tính vào năm 1997, nhờ có máy tính, việc sắp xếp, phân loại từ được anh làm nhanh hơn, khoa học hơn.
Anh Lân cho biết đôi lúc cũng thấy mệt mỏi và muốn từ bỏ việc làm từ điển, nhất là khi làm xong sách nhưng không biết tìm đâu ra tiền để xuất bản.
Cuối cùng, sau hơn 10 năm miệt mài, năm 2007, “gã dở” cũng cho ra được cuốn từ điển đầu tiên mang tên “Từ điển Lào-Việt” do Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành.
Với một lượng kiến thức khổng lồ gồm 50.000 từ, 25.000 ngữ cảnh, 1.000 tục ngữ có đối chiếu với những câu tục ngữ Việt tương đương, 15.000 thành ngữ và 500 từ cây thuốc, cuốn từ điển đã nhanh chóng trở thành cuốn sách không thể thiếu cho những người có nhu cầu học tiếng Việt và tiếng Lào.
Tiếp nối thành công trên, đầu năm 2008, anh lại tiếp tục nghiên cứu và viết cuốn Từ điển Việt-Lào. Đến nay, cuốn Từ điển hơn 100.000 từ này đã hoàn thành và dự kiến sẽ được xuất bản vào cuối năm nay.
Ngoài ra, anh còn nghiên cứu và viết các cuốn như Tục ngữ Lào-Việt, Việt-Lào; Từ đồng âm Lào-Việt… Không dừng lại ở đây, anh còn tự mày mò học tin học, tự học viết phần mềm để viết phần mềm từ điển Lào-Việt; Việt-Lào với hơn 150.000 từ. Hiện phần mềm thử nghiệm này đang được cung cấp miễn phí cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng.
Với những thành công mà Trần Kim Lân có được, nhiều người cảm thấy kính phục trước sự kiên trì và lòng nhiệt thành của anh trước các thế hệ mai sau. Đó là những việc làm âm thầm góp phần gìn giữ và phát triển mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước Lào-Việt anh em./.
Phạm Kiên (Vietnam+)