12 ngày đêm khói lửa trong trận chiến Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không với chiến thắng vang dội bắn rơi 81 máy bay các loại trong đó có 34 máy bay B52, đập tan âm mưu của đế quốc Mỹ đưa Hà Nội về thời kỳ "đồ đá"; đã viết nên bản tráng ca bất tử gây chấn động thế giới.
Chiến thắng Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không đã buộc Mỹ phải xuống thang, ngồi vào bàn đàm phán để ký Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, đồng thời cũng tạo tiền đề cho cuộc tổng tiến công giải phóng hoàn toàn miền Nam năm 1975.
Để làm nên chiến thắng đó, ngoài sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng, còn là sức mạnh ý chí quyết chiến, quyết thắng, sự xả thân chiến đấu cho hòa bình, độc lập của quân và dân Việt Nam. Trong đó, góp phần không nhỏ để giữ bầu trời Hà Nội trong những ngày đêm khốc liệt ấy là những trận địa lửa: Trận địa của quân và dân Hà Nội với ý chí và lý tưởng chiến đấu quật cường.
Bài 1: Trận địa Chèm - Nỗi khiếp đảm của những siêu pháo đài bay
Trấn gác ở phía Tây Hà Nội, đón đầu đường bay của các siêu pháo đài bay Mỹ vào Hà Nội; trận địa Chèm (xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm) với đơn vị đảm trách là Tiểu đoàn 77, Trung đoàn tên lửa 257, Sư đoàn phòng không 361 (Đoàn Cờ Đỏ), Quân chủng Phòng không-Không quân có nhiệm vụ đặc biệt là bảo vệ Trung ương Đảng, bảo vệ khu Ba Đình.
Trong trận chiến 12 ngày đêm khói lửa bảo vệ Hà Nội, Tiểu đoàn 77 lập nên một kỳ tích vang dội như bắn rơi bốn máy bay B52 trong đó ba máy bay rơi tại chỗ, trở thành đơn vị bắn rơi nhiều máy bay B52 nhất. Chiến thắng đó không đơn thuần nhờ vị trí chốt giữ mà còn phụ thuộc vào sự nhạy bén trong chiến thuật tấn công, sự dũng cảm của những chiến sỹ bảo vệ bầu trời Hà Nội. Thời kỳ đó, trận địa Chèm trở thành nỗi khiếp đảm của không lực Hoa Kỳ khi các siêu pháo đài bay vào ném bom Hà Nội.
Thành công nhờ cách đánh táo bạo
40 năm sau sự kiện Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 77, Trung đoàn 257, Sư đoàn 36, đại tá Đinh Thế Văn vẫn nhớ tới từng chi tiết dù là nhỏ nhất trong các trận chiến đấu với B52. Với ông, đó là những tháng ngày vô cùng khốc liệt, gian khổ nhưng rất đỗi vẻ vang và dư âm chiến thắng vẫn hừng hực tới ngày nay. Cùng với khí thế sôi sục đánh trả máy bay B52 và các máy bay chiến thuật khác của cả Hà Nội, Tiểu đoàn 77 gan dạ bám trận địa dưới mưa bom lửa đạn, vận dụng phương pháp tấn công táo bạo.
Phương pháp tấn công máy bay B52 lúc bấy giờ thường sử dụng hai cách là đón nửa góc và bắn ba điểm. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, phương pháp đón nửa góc sẽ bám sát được mục tiêu, đặc biệt bám sát mục tiêu tự động khả năng đánh trúng rất cao. Tuy vậy, phương pháp này không phải đơn vị nào cũng áp dụng thường xuyên vì phải sử dụng radarr bắt dải nhiễu máy bay, không cẩn thận dễ bị lộ trận địa và trở thành mục tiêu để địch tấn công lại. Nhưng Tiểu đoàn 77 lại sử dụng phương pháp đón nửa góc để đánh máy bay B52 và đã thành công với cách đánh của mình.
“Điều quan trọng là phải biết tính toán để vừa phát hiện ra máy bay B52, vừa tránh lộ trận địa của mình,” nguyên tiểu đoàn trưởng Đinh Thế Văn quyết đoán. Ông cho rằng lúc bình thường chưa hẳn đã nghĩ ra cách đánh hay nhưng trong lúc gay cấn nhất, người ta thường có suy nghĩ táo bạo và sáng tạo. Đó là việc vận dụng những nhược điểm của máy bay B52 như to, phản xạ chậm nên dễ nhìn thấy mục tiêu; dải nhiễu nặng nên radar của ta có thể bám sát dải nhiễu từ xa, khi tới gần mục tiêu chúng nghiêng cánh chuẩn bị ném bom gây hở sườn, hở cánh nhiễu chắc chắn ta sẽ bắt được mục tiêu.
Cùng lúc đó, các máy bay hộ tống mang tên lửa không đối đất giãn ra để B52 ném bom, sẽ không phát hiện được radar của ta; lúc đó các chiến sỹ trên trận địa Chèm phát sóng nhanh để bắt mục tiêu máy bay B52. Và điều đó cũng lý giải lý do tại sao trận địa Chèm là nơi bắn rơi nhiều máy bay B52 nhất toàn quân lúc bấy giờ.
Dấu ấn đó là thời điểm 4 giờ 39 phút ngày 19/12, Tiểu đoàn bắn trúng một máy bay B52, chiếc này đã rơi xuống Tam Hưng, huyện Thanh Oai. Đêm 20 rạng ngày 21/12, Tiểu đoàn bắn hai chiếc B52, một rơi tại Ba Vì, một rơi tại Phúc Yên (Vĩnh Phúc). Ngày 27/12, Tiểu đoàn tiếp tục bắn trúng một máy bay nhưng không rơi tại chỗ.
Và cũng chính nhờ chiến thuật tấn công tốt, trận địa Chèm đã gạt tới sáu quả tên lửa do máy bay Mỹ phóng xuống, tránh được thương vong và thiệt hại khí tài.
Hạ mục tiêu, nhưng giữ được mình
Phải biết cách mới dám đánh, đánh làm sao vừa hạ được mục tiêu, vừa bảo vệ được mình và đánh với ý chí quyết chiến quyết thắng - đó là nguyên tắc được Tiểu đoàn 77 quán triệt đến tất cả mọi người trong chiến đấu.
Bốn lần hạ được máy bay B52 là bốn lần đấu trí, đi đến quyết định nhanh chóng, sáng suốt trong xử lý tình huống. Bởi mỗi tốp B52 có hàng chục máy bay hộ tống và vô số máy gây nhiễu, rất khó khăn trong việc phát hiện mục tiêu.
Ông Đinh Thế Văn nhớ rất rõ lần hạ rơi máy bay B52 đầu tiên trên bầu trời Hà Nội - rạng sáng ngày 19/12. Khi phát hiện máy bay B52 từ Thái Lan sang, ông ra lệnh cho kíp chiến đấu theo dõi và phát hiện mục tiêu.
Rút kinh nghiệm từ trận đánh đầu tiên, đơn vị thực hiện phương pháp đánh ba điểm không trúng mục tiêu, lần này Tiểu đoàn trưởng Đinh Thế Văn quyết định phương pháp đón nửa góc, bám sát bằng chế độ tự động. 4 giờ 39 phút, ông ra lệnh phóng hai quả tên lửa, trong đó quả 1 cự ly 26 km, quả 2 cự ly 25 km, phương vị 200, giãn cách 6 giây. Hai quả đạn bắt trúng mục tiêu và hạ gục ngay siêu pháo đài bay. Chiếc B52 này đã rơi xuống thôn Đại Định, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai và mới đây, thành phố Hà Nội cũng gắn biển chứng tích tại địa điểm này.
Đại tá Đinh Thế Văn nhớ lại: “Trước khi lựa chọn phương pháp hạ chiếc máy bay này, tôi nhớ như in lời của Bác: Trung với nước/ Hiếu với dân/ Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành/ Khó khăn nào cũng vượt qua/ Kẻ thù nào cũng đánh thắng. Bởi trước đó, khi lựa chọn phương pháp bắn ba điểm không trúng mục tiêu, tôi quyết định chuyển phương pháp khác để đạt hiệu quả, mặc dù phương pháp này phải đối mặt với không ít khó khăn."
Với thành tích đặc biệt của Tiểu đoàn 77, 9 giờ sáng ngày 22/12, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đến thăm trận địa Chèm chúc mừng và động viên đơn vị. Đại tướng nói: “Các đồng chí đánh rất giỏi. Cảm ơn các đồng chí. Chính các đồng chí đã cứu nguy cho đất nước lúc này." Lời nói ấy càng kích lệ tinh thần anh em trên trận địa và sau 12 ngày đêm chiến đấu, đơn vị đã lập nên chiến công bắn rơi bốn siêu pháo đài bay của Mỹ.
Ngày nay, mặt trận Chèm là địa điểm đóng quân của Tiểu đoàn 77, Trung đoàn 257, Sư đoàn 361 và dấu ấn về thời kỳ oanh liệt là một tượng đài với hình quả tên lửa vút lên bầu trời trong một khuôn viên đẹp./.
Chiến thắng Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không đã buộc Mỹ phải xuống thang, ngồi vào bàn đàm phán để ký Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, đồng thời cũng tạo tiền đề cho cuộc tổng tiến công giải phóng hoàn toàn miền Nam năm 1975.
Để làm nên chiến thắng đó, ngoài sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng, còn là sức mạnh ý chí quyết chiến, quyết thắng, sự xả thân chiến đấu cho hòa bình, độc lập của quân và dân Việt Nam. Trong đó, góp phần không nhỏ để giữ bầu trời Hà Nội trong những ngày đêm khốc liệt ấy là những trận địa lửa: Trận địa của quân và dân Hà Nội với ý chí và lý tưởng chiến đấu quật cường.
Bài 1: Trận địa Chèm - Nỗi khiếp đảm của những siêu pháo đài bay
Trấn gác ở phía Tây Hà Nội, đón đầu đường bay của các siêu pháo đài bay Mỹ vào Hà Nội; trận địa Chèm (xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm) với đơn vị đảm trách là Tiểu đoàn 77, Trung đoàn tên lửa 257, Sư đoàn phòng không 361 (Đoàn Cờ Đỏ), Quân chủng Phòng không-Không quân có nhiệm vụ đặc biệt là bảo vệ Trung ương Đảng, bảo vệ khu Ba Đình.
Trong trận chiến 12 ngày đêm khói lửa bảo vệ Hà Nội, Tiểu đoàn 77 lập nên một kỳ tích vang dội như bắn rơi bốn máy bay B52 trong đó ba máy bay rơi tại chỗ, trở thành đơn vị bắn rơi nhiều máy bay B52 nhất. Chiến thắng đó không đơn thuần nhờ vị trí chốt giữ mà còn phụ thuộc vào sự nhạy bén trong chiến thuật tấn công, sự dũng cảm của những chiến sỹ bảo vệ bầu trời Hà Nội. Thời kỳ đó, trận địa Chèm trở thành nỗi khiếp đảm của không lực Hoa Kỳ khi các siêu pháo đài bay vào ném bom Hà Nội.
Thành công nhờ cách đánh táo bạo
40 năm sau sự kiện Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 77, Trung đoàn 257, Sư đoàn 36, đại tá Đinh Thế Văn vẫn nhớ tới từng chi tiết dù là nhỏ nhất trong các trận chiến đấu với B52. Với ông, đó là những tháng ngày vô cùng khốc liệt, gian khổ nhưng rất đỗi vẻ vang và dư âm chiến thắng vẫn hừng hực tới ngày nay. Cùng với khí thế sôi sục đánh trả máy bay B52 và các máy bay chiến thuật khác của cả Hà Nội, Tiểu đoàn 77 gan dạ bám trận địa dưới mưa bom lửa đạn, vận dụng phương pháp tấn công táo bạo.
Phương pháp tấn công máy bay B52 lúc bấy giờ thường sử dụng hai cách là đón nửa góc và bắn ba điểm. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, phương pháp đón nửa góc sẽ bám sát được mục tiêu, đặc biệt bám sát mục tiêu tự động khả năng đánh trúng rất cao. Tuy vậy, phương pháp này không phải đơn vị nào cũng áp dụng thường xuyên vì phải sử dụng radarr bắt dải nhiễu máy bay, không cẩn thận dễ bị lộ trận địa và trở thành mục tiêu để địch tấn công lại. Nhưng Tiểu đoàn 77 lại sử dụng phương pháp đón nửa góc để đánh máy bay B52 và đã thành công với cách đánh của mình.
“Điều quan trọng là phải biết tính toán để vừa phát hiện ra máy bay B52, vừa tránh lộ trận địa của mình,” nguyên tiểu đoàn trưởng Đinh Thế Văn quyết đoán. Ông cho rằng lúc bình thường chưa hẳn đã nghĩ ra cách đánh hay nhưng trong lúc gay cấn nhất, người ta thường có suy nghĩ táo bạo và sáng tạo. Đó là việc vận dụng những nhược điểm của máy bay B52 như to, phản xạ chậm nên dễ nhìn thấy mục tiêu; dải nhiễu nặng nên radar của ta có thể bám sát dải nhiễu từ xa, khi tới gần mục tiêu chúng nghiêng cánh chuẩn bị ném bom gây hở sườn, hở cánh nhiễu chắc chắn ta sẽ bắt được mục tiêu.
Cùng lúc đó, các máy bay hộ tống mang tên lửa không đối đất giãn ra để B52 ném bom, sẽ không phát hiện được radar của ta; lúc đó các chiến sỹ trên trận địa Chèm phát sóng nhanh để bắt mục tiêu máy bay B52. Và điều đó cũng lý giải lý do tại sao trận địa Chèm là nơi bắn rơi nhiều máy bay B52 nhất toàn quân lúc bấy giờ.
Dấu ấn đó là thời điểm 4 giờ 39 phút ngày 19/12, Tiểu đoàn bắn trúng một máy bay B52, chiếc này đã rơi xuống Tam Hưng, huyện Thanh Oai. Đêm 20 rạng ngày 21/12, Tiểu đoàn bắn hai chiếc B52, một rơi tại Ba Vì, một rơi tại Phúc Yên (Vĩnh Phúc). Ngày 27/12, Tiểu đoàn tiếp tục bắn trúng một máy bay nhưng không rơi tại chỗ.
Và cũng chính nhờ chiến thuật tấn công tốt, trận địa Chèm đã gạt tới sáu quả tên lửa do máy bay Mỹ phóng xuống, tránh được thương vong và thiệt hại khí tài.
Hạ mục tiêu, nhưng giữ được mình
Phải biết cách mới dám đánh, đánh làm sao vừa hạ được mục tiêu, vừa bảo vệ được mình và đánh với ý chí quyết chiến quyết thắng - đó là nguyên tắc được Tiểu đoàn 77 quán triệt đến tất cả mọi người trong chiến đấu.
Bốn lần hạ được máy bay B52 là bốn lần đấu trí, đi đến quyết định nhanh chóng, sáng suốt trong xử lý tình huống. Bởi mỗi tốp B52 có hàng chục máy bay hộ tống và vô số máy gây nhiễu, rất khó khăn trong việc phát hiện mục tiêu.
Ông Đinh Thế Văn nhớ rất rõ lần hạ rơi máy bay B52 đầu tiên trên bầu trời Hà Nội - rạng sáng ngày 19/12. Khi phát hiện máy bay B52 từ Thái Lan sang, ông ra lệnh cho kíp chiến đấu theo dõi và phát hiện mục tiêu.
Rút kinh nghiệm từ trận đánh đầu tiên, đơn vị thực hiện phương pháp đánh ba điểm không trúng mục tiêu, lần này Tiểu đoàn trưởng Đinh Thế Văn quyết định phương pháp đón nửa góc, bám sát bằng chế độ tự động. 4 giờ 39 phút, ông ra lệnh phóng hai quả tên lửa, trong đó quả 1 cự ly 26 km, quả 2 cự ly 25 km, phương vị 200, giãn cách 6 giây. Hai quả đạn bắt trúng mục tiêu và hạ gục ngay siêu pháo đài bay. Chiếc B52 này đã rơi xuống thôn Đại Định, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai và mới đây, thành phố Hà Nội cũng gắn biển chứng tích tại địa điểm này.
Đại tá Đinh Thế Văn nhớ lại: “Trước khi lựa chọn phương pháp hạ chiếc máy bay này, tôi nhớ như in lời của Bác: Trung với nước/ Hiếu với dân/ Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành/ Khó khăn nào cũng vượt qua/ Kẻ thù nào cũng đánh thắng. Bởi trước đó, khi lựa chọn phương pháp bắn ba điểm không trúng mục tiêu, tôi quyết định chuyển phương pháp khác để đạt hiệu quả, mặc dù phương pháp này phải đối mặt với không ít khó khăn."
Với thành tích đặc biệt của Tiểu đoàn 77, 9 giờ sáng ngày 22/12, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đến thăm trận địa Chèm chúc mừng và động viên đơn vị. Đại tướng nói: “Các đồng chí đánh rất giỏi. Cảm ơn các đồng chí. Chính các đồng chí đã cứu nguy cho đất nước lúc này." Lời nói ấy càng kích lệ tinh thần anh em trên trận địa và sau 12 ngày đêm chiến đấu, đơn vị đã lập nên chiến công bắn rơi bốn siêu pháo đài bay của Mỹ.
Ngày nay, mặt trận Chèm là địa điểm đóng quân của Tiểu đoàn 77, Trung đoàn 257, Sư đoàn 361 và dấu ấn về thời kỳ oanh liệt là một tượng đài với hình quả tên lửa vút lên bầu trời trong một khuôn viên đẹp./.
Đinh Thị Thuận (TTXVN)