Sau hơn 3 tháng thi công, Trạm xử lý rác thải hữu cơ xã Atiêng thuộc huyện biên giới Tây Giang, tỉnh Quảng Nam chính thức được đưa vào sử dụng.
Đây là công trình xử lý rác thải đầu tiên được xây dựng tại một huyện miền núi có đa số đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, do Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Tây Giang làm chủ đầu tư với tổng nguồn vốn trên 1,2 tỷ đồng.
Trạm rác thải hữu cơ được xây dựng gồm 3 bể ủ, áp dụng quy trình xử lý rác thải theo công nghệ ứng dụng chế phẩm vi sinh thành phân bón hữu cơ.
Rác thải sau khi thu gom, được phân loại ngay tại các hộ gia đình thành rác vô cơ và rác hữu cơ. Mỗi loại được chứa vào thùng đựng rác loại 20 lít được phân biệt rõ màu sắc. Sau đó, rác thải được xe thu gom, vận chuyển về Trạm xử lý rác thải hữu cơ.
Tại đây, rác hữu cơ được phân loại lại để loại bỏ các rác vô cơ, còn rác vô cơ được đưa đến nơi chôn lấp. Rác hữu cơ sau khi được phân loại cho vào bể ủ sẽ được xử lý bằng phương pháp sinh học, ủ hoai mục và phơi hong khô trong điều kiện tự nhiên.
Qua quá trình ủ, rác hữu cơ sẽ chuyển thành phân hữu cơ sau đó đưa vào máy nghiền. Đây sẽ là nguồn nguyên liệu hữu ích cho nông dân sử dụng cho một số loại cây trồng.
Theo ông Phạm A, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Tây Giang, do điều kiện giao thông cách trở, trong những năm gần đây, rác thải luôn là vấn đề đáng lo ngại ở địa phương.
Bên cạnh đó, với đặc thù là một huyện biên giới có hơn 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong vấn đề bảo vệ môi trường không phải là đơn giản.
Chính vì vậy, thông qua các hoạt động như thu gom rác thải, phân loại rác thải tại nhà, ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư sẽ được nâng lên. Đây cũng là một trong những điều kiện góp phần hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn theo hướng bền vững.
Để người dân hiểu và tự giác phân loại được các loại rác trước khi được thu gom, Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Tây Giang đã tổ chức tập huấn cho cán bộ, nhân dân trên địa bàn xã Atiêng về cách nhận biết, phương pháp phân loại rác vô cơ, hữu cơ để việc thu gom xử lý nhanh gọn, đạt hiệu quả cao hơn.
Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện cũng đã tiến hành cấp phát 500 thùng rác (loại 20 lít) cho 250 hộ và 14 thùng rác (loại 200 lít) cho các cơ quan, đơn vị để phục vụ phân loại rác thải tại xã Atiêng và Trung tâm hành chính huyện./.
Đây là công trình xử lý rác thải đầu tiên được xây dựng tại một huyện miền núi có đa số đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, do Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Tây Giang làm chủ đầu tư với tổng nguồn vốn trên 1,2 tỷ đồng.
Trạm rác thải hữu cơ được xây dựng gồm 3 bể ủ, áp dụng quy trình xử lý rác thải theo công nghệ ứng dụng chế phẩm vi sinh thành phân bón hữu cơ.
Rác thải sau khi thu gom, được phân loại ngay tại các hộ gia đình thành rác vô cơ và rác hữu cơ. Mỗi loại được chứa vào thùng đựng rác loại 20 lít được phân biệt rõ màu sắc. Sau đó, rác thải được xe thu gom, vận chuyển về Trạm xử lý rác thải hữu cơ.
Tại đây, rác hữu cơ được phân loại lại để loại bỏ các rác vô cơ, còn rác vô cơ được đưa đến nơi chôn lấp. Rác hữu cơ sau khi được phân loại cho vào bể ủ sẽ được xử lý bằng phương pháp sinh học, ủ hoai mục và phơi hong khô trong điều kiện tự nhiên.
Qua quá trình ủ, rác hữu cơ sẽ chuyển thành phân hữu cơ sau đó đưa vào máy nghiền. Đây sẽ là nguồn nguyên liệu hữu ích cho nông dân sử dụng cho một số loại cây trồng.
Theo ông Phạm A, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Tây Giang, do điều kiện giao thông cách trở, trong những năm gần đây, rác thải luôn là vấn đề đáng lo ngại ở địa phương.
Bên cạnh đó, với đặc thù là một huyện biên giới có hơn 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong vấn đề bảo vệ môi trường không phải là đơn giản.
Chính vì vậy, thông qua các hoạt động như thu gom rác thải, phân loại rác thải tại nhà, ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư sẽ được nâng lên. Đây cũng là một trong những điều kiện góp phần hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn theo hướng bền vững.
Để người dân hiểu và tự giác phân loại được các loại rác trước khi được thu gom, Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Tây Giang đã tổ chức tập huấn cho cán bộ, nhân dân trên địa bàn xã Atiêng về cách nhận biết, phương pháp phân loại rác vô cơ, hữu cơ để việc thu gom xử lý nhanh gọn, đạt hiệu quả cao hơn.
Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện cũng đã tiến hành cấp phát 500 thùng rác (loại 20 lít) cho 250 hộ và 14 thùng rác (loại 200 lít) cho các cơ quan, đơn vị để phục vụ phân loại rác thải tại xã Atiêng và Trung tâm hành chính huyện./.
Hứa Chung (TTXVN)