Các nhà khoa học thuộc Đại học Dalhousie, Canada và Đại học Hawaii vừa công bố một công trình nghiên cứu, trong đó cho rằng có khoảng 8,7 triệu loài khác nhau tồn tại trên Trái Đất, mặc dù chỉ mới có một phần nhỏ trong số này được phát hiện và phân loại.
Công trình nghiên cứu trên cho biết kể từ khi hệ thống phân loại được nhà khoa học Thụy Điển Carl Linnaeus đưa vào giữa những năm 1700 và vẫn hiện được sử dụng, cho đến nay mới có khoảng 1,25 triệu loài được phát hiện và phân loại.
Khoảng 86% các loài trên mặt đất và 91% các loài trong đại dương vẫn chưa được phát hiện.
Trong số 8,7 triệu loài, có khoảng 36.400 loài động vật nguyên sinh, hoặc sinh vật đơn bào như amip, và 27.500 loài chromista, như tảo nâu (brown algae)…
Ước tính có 7,77 triệu loài động vật, trong đó 953.434 loài đã được mô tả và phân loại; 298.000 loài thực vật, trong đó 215.644 loài đã được mô tả và phân loại.
Nghiên cứu cũng cho biết có khoảng 611.000 loài nấm, trong đó 43.271 đã được khoa học biết đến.
Nhà nghiên cứu Camilo Mora thuộc Đại học Hawaii, một trong những tác giả của công trình nghiên cứu nói rằng câu hỏi có bao nhiêu loài tồn tại trên Trái Đất luôn hấp dẫn và thôi thúc các nhà khoa học, và ngày càng trở nên quan trọng khi hoạt động và các ảnh hưởng của con người đang đẩy nhanh tốc độ tuyệt chủng của nhiều loài.
Nhiều loài có thể biến mất thậm chí trước khi con người biết về sự tồn tại, khả năng thích nghi độc đáo, chức năng trong hệ sinh thái, cũng như tiềm năng đóng góp của chúng cho cuộc sống con người.
Đồng tác giả Boris Worm thuộc Đại học Dalhousie lưu ý rằng mặc dù đã cam kết bảo vệ các loài khỏi nguy cơ tuyệt chủng, nhưng nhân loại cho đến bây giờ vẫn chưa biết có bao nhiều loài thực sự trong tình trạng như vậy.
"Danh sách Đỏ" do Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế nêu ra có 59.508 loài được theo dõi, trong đó 19.625 loài được xếp vào loại bị đe dọa./.
Công trình nghiên cứu trên cho biết kể từ khi hệ thống phân loại được nhà khoa học Thụy Điển Carl Linnaeus đưa vào giữa những năm 1700 và vẫn hiện được sử dụng, cho đến nay mới có khoảng 1,25 triệu loài được phát hiện và phân loại.
Khoảng 86% các loài trên mặt đất và 91% các loài trong đại dương vẫn chưa được phát hiện.
Trong số 8,7 triệu loài, có khoảng 36.400 loài động vật nguyên sinh, hoặc sinh vật đơn bào như amip, và 27.500 loài chromista, như tảo nâu (brown algae)…
Ước tính có 7,77 triệu loài động vật, trong đó 953.434 loài đã được mô tả và phân loại; 298.000 loài thực vật, trong đó 215.644 loài đã được mô tả và phân loại.
Nghiên cứu cũng cho biết có khoảng 611.000 loài nấm, trong đó 43.271 đã được khoa học biết đến.
Nhà nghiên cứu Camilo Mora thuộc Đại học Hawaii, một trong những tác giả của công trình nghiên cứu nói rằng câu hỏi có bao nhiêu loài tồn tại trên Trái Đất luôn hấp dẫn và thôi thúc các nhà khoa học, và ngày càng trở nên quan trọng khi hoạt động và các ảnh hưởng của con người đang đẩy nhanh tốc độ tuyệt chủng của nhiều loài.
Nhiều loài có thể biến mất thậm chí trước khi con người biết về sự tồn tại, khả năng thích nghi độc đáo, chức năng trong hệ sinh thái, cũng như tiềm năng đóng góp của chúng cho cuộc sống con người.
Đồng tác giả Boris Worm thuộc Đại học Dalhousie lưu ý rằng mặc dù đã cam kết bảo vệ các loài khỏi nguy cơ tuyệt chủng, nhưng nhân loại cho đến bây giờ vẫn chưa biết có bao nhiều loài thực sự trong tình trạng như vậy.
"Danh sách Đỏ" do Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế nêu ra có 59.508 loài được theo dõi, trong đó 19.625 loài được xếp vào loại bị đe dọa./.
(TTXVN/Vietnam+)