Trong ba ngày 28-30/6 (tức 10-12 tháng 5 âm lịch) ngư dân làng biển thị trấn Mỹ Long, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh tưng bừng tổ chức lễ hội Nghinh Ông - cúng biển lần thứ 93.
Lễ hội thu hút khoảng 15.000 lượt khách từ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như Bến Tre, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh, kiều bào nước ngoài tham dự.
Lễ hội Nghinh Ông - cúng biển được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1919 và được duy trì cho đến nay.
Lễ hội Nghinh Ông mang đậm dấu ấn tâm linh, phát huy nét đẹp văn hóa cội nguồn, nét đẹp truyền thống văn hóa làng nghề của người dân hành nghề “hạ bạc” (khai thác biển).
Phần nghi lễ truyền thống năm nay diễn ra trang trọng mang đậm nét văn hóa gồm những phần chính như đi nghinh ông Nam Hải bằng tàu biển, giỗ tiền chức, chánh tế bà Chúa, đi nghinh ngũ phương và lễ tống tàu ra khơi. Lễ nghinh ông Nam Hải là lễ chính thức, được tiến hành vào lúc 10 giờ sáng 11/5 âm lịch.
Các vị chủ lễ vận lễ phục, ngồi trên chiếc tàu được mùa nhất của mùa biển năm trước, dẫn đầu đoàn tàu ra khơi cung thỉnh vong linh Đức Ông.
Phần hội cũng được diễn ra sôi động với nhiều hoạt động vui chơi, giải trí đa dạng, hơn 50 gian hàng tổ chức các hoạt động trò chơi có thưởng, biểu diễn nghệ thuật, các hoạt động thể dục thể thao như thi đấu bóng chuyền, thu hút đông đảo thanh thiếu niên và du khách tham gia.
Đối với những người đi biển, cá ông là “đấng tối cao”, tín ngưỡng ấy như một thứ tôn giáo riêng của cộng đồng cư dân vùng biển. Tục thờ cá ông thể hiện đạo lý truyền thống, đậm tính nhân văn và bản sắc văn hóa miền biển. Lễ hội không chỉ là một hoạt động văn hóa của cộng đồng cư dân vùng biển, mà còn mang ý nghĩa tâm linh, cầu mong một mùa đánh bắt thuận lợi, bình an nơi biển cả. Đây cũng là dịp giải trí, giao lưu, để cộng đồng ngư dân thêm gắn kết với nhau./.
Lễ hội thu hút khoảng 15.000 lượt khách từ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như Bến Tre, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh, kiều bào nước ngoài tham dự.
Lễ hội Nghinh Ông - cúng biển được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1919 và được duy trì cho đến nay.
Lễ hội Nghinh Ông mang đậm dấu ấn tâm linh, phát huy nét đẹp văn hóa cội nguồn, nét đẹp truyền thống văn hóa làng nghề của người dân hành nghề “hạ bạc” (khai thác biển).
Phần nghi lễ truyền thống năm nay diễn ra trang trọng mang đậm nét văn hóa gồm những phần chính như đi nghinh ông Nam Hải bằng tàu biển, giỗ tiền chức, chánh tế bà Chúa, đi nghinh ngũ phương và lễ tống tàu ra khơi. Lễ nghinh ông Nam Hải là lễ chính thức, được tiến hành vào lúc 10 giờ sáng 11/5 âm lịch.
Các vị chủ lễ vận lễ phục, ngồi trên chiếc tàu được mùa nhất của mùa biển năm trước, dẫn đầu đoàn tàu ra khơi cung thỉnh vong linh Đức Ông.
Phần hội cũng được diễn ra sôi động với nhiều hoạt động vui chơi, giải trí đa dạng, hơn 50 gian hàng tổ chức các hoạt động trò chơi có thưởng, biểu diễn nghệ thuật, các hoạt động thể dục thể thao như thi đấu bóng chuyền, thu hút đông đảo thanh thiếu niên và du khách tham gia.
Đối với những người đi biển, cá ông là “đấng tối cao”, tín ngưỡng ấy như một thứ tôn giáo riêng của cộng đồng cư dân vùng biển. Tục thờ cá ông thể hiện đạo lý truyền thống, đậm tính nhân văn và bản sắc văn hóa miền biển. Lễ hội không chỉ là một hoạt động văn hóa của cộng đồng cư dân vùng biển, mà còn mang ý nghĩa tâm linh, cầu mong một mùa đánh bắt thuận lợi, bình an nơi biển cả. Đây cũng là dịp giải trí, giao lưu, để cộng đồng ngư dân thêm gắn kết với nhau./.
Lê Hiền (TTXVN)