Trước diễn biến ngày càng nghiêm trọng của “đại dịch tôm sú” tại Trà Vinh, gây thiệt hại 100 tỷ đồng cho nông dân, ngày 23/5, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội thảo công bố nguyên nhân xảy ra dịch bệnh trên tôm.
Bước đầu các nhà khoa học kết luận tôm chết do hội chứng hoại tử gan tụy, trong đó Cypermethrin được xác định là một trong những nguyên nhân làm tôm chết hàng loạt. Ngoài ra vẫn còn các yếu tố kết hợp khác cần được tiếp tục nghiên cứu.
Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo, Viện trưởng Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, qua nghiên cứu tình hình dịch bệnh từ năm 2009 đến nay thì tôm chết cùng một loại bệnh và hiện tại tôm nuôi vẫn tiếp tục chết do bệnh hoại tử gan tụy. Biểu hiện bệnh tôm ở Việt Nam đều giống như Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan. Đây không phải là bệnh nguy hiểm và việc để bệnh lan rộng là do lỗi của người nuôi.
Kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II còn cho thấy, tôm chết có liên quan đến việc sử dụng thuốc diệt giáp xác Cypermethrin. Thuốc diệt giáp xác thuộc nhóm Pyrethroid là một trong những nguyên nhân gây ra hội chứng gan tụy.
Kết quả nghiên cứu mẫu bệnh tại huyện Trần Đề (Sóc Trăng) cho thấy, hội chứng gan tụy xuất hiện sớm nhất ở ngày thứ 17 và muộn nhất 77 ngày ở tôm nuôi. Tần suất xuất hiện hoại tử gam tụy cao nhất từ 20-45 ngày. Hiện tượng tôm chết hàng loại tiếp tục xảy ra vào các tháng đầu năm 2012 tại các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó Trà Vinh và Kiên Giang là nặng nhất.
Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II đã khảo sát 19 mẫu tôm, 19 mẫu nước trong ao nuôi, 5 mẫu nước ngoài kênh cấp và 18 mẫu bùn trong ao nuôi trên địa bàn tỉnh. Kết quả 100% tôm đều có dấu hiệu hoại tử gan tụy. Kết quả kiểm tra dư lượng Cypermethrin và Deltamethrin trên 24 mẫu nước và 18 mẫu bùn phát hiện 9/24 mẫu có hàm lượng Cypermethrin, 1/18 mẫu bùn có hàm lượng Cypermethrin.
Ông Huỳnh Quốc Khởi, Phó Giám đốc Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư Bạc Liêu cho rằng, do giá tôm sú quá cao nên người dân không tuân theo theo lịch thời vụ, cải tạo ao sơ sài. Ngành nông nghiệp khuyến cáo người dân sử dụng Clorin chi phí cao, trong khi đó thuốc diệt giáp xác chi phí thấp.
Nên người nuôi cần phải áp dụng quy trình kỹ thuật mới, phải có ao lắng thứ nhất, xử lý xong đưa qua ao lắng thứ 2, sau đó mới thả tôm và phải nói không với việc sử dụng thuốc diệt giáp xác. Sau khi thả tôm, đánh vôi nóng liên tục. Hiện ở Bạc Liêu đã và đang có một số người áp dụng quy trình mới trong vụ tôm 2012 và đang thành công./.
Bước đầu các nhà khoa học kết luận tôm chết do hội chứng hoại tử gan tụy, trong đó Cypermethrin được xác định là một trong những nguyên nhân làm tôm chết hàng loạt. Ngoài ra vẫn còn các yếu tố kết hợp khác cần được tiếp tục nghiên cứu.
Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo, Viện trưởng Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, qua nghiên cứu tình hình dịch bệnh từ năm 2009 đến nay thì tôm chết cùng một loại bệnh và hiện tại tôm nuôi vẫn tiếp tục chết do bệnh hoại tử gan tụy. Biểu hiện bệnh tôm ở Việt Nam đều giống như Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan. Đây không phải là bệnh nguy hiểm và việc để bệnh lan rộng là do lỗi của người nuôi.
Kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II còn cho thấy, tôm chết có liên quan đến việc sử dụng thuốc diệt giáp xác Cypermethrin. Thuốc diệt giáp xác thuộc nhóm Pyrethroid là một trong những nguyên nhân gây ra hội chứng gan tụy.
Kết quả nghiên cứu mẫu bệnh tại huyện Trần Đề (Sóc Trăng) cho thấy, hội chứng gan tụy xuất hiện sớm nhất ở ngày thứ 17 và muộn nhất 77 ngày ở tôm nuôi. Tần suất xuất hiện hoại tử gam tụy cao nhất từ 20-45 ngày. Hiện tượng tôm chết hàng loại tiếp tục xảy ra vào các tháng đầu năm 2012 tại các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó Trà Vinh và Kiên Giang là nặng nhất.
Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II đã khảo sát 19 mẫu tôm, 19 mẫu nước trong ao nuôi, 5 mẫu nước ngoài kênh cấp và 18 mẫu bùn trong ao nuôi trên địa bàn tỉnh. Kết quả 100% tôm đều có dấu hiệu hoại tử gan tụy. Kết quả kiểm tra dư lượng Cypermethrin và Deltamethrin trên 24 mẫu nước và 18 mẫu bùn phát hiện 9/24 mẫu có hàm lượng Cypermethrin, 1/18 mẫu bùn có hàm lượng Cypermethrin.
Ông Huỳnh Quốc Khởi, Phó Giám đốc Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư Bạc Liêu cho rằng, do giá tôm sú quá cao nên người dân không tuân theo theo lịch thời vụ, cải tạo ao sơ sài. Ngành nông nghiệp khuyến cáo người dân sử dụng Clorin chi phí cao, trong khi đó thuốc diệt giáp xác chi phí thấp.
Nên người nuôi cần phải áp dụng quy trình kỹ thuật mới, phải có ao lắng thứ nhất, xử lý xong đưa qua ao lắng thứ 2, sau đó mới thả tôm và phải nói không với việc sử dụng thuốc diệt giáp xác. Sau khi thả tôm, đánh vôi nóng liên tục. Hiện ở Bạc Liêu đã và đang có một số người áp dụng quy trình mới trong vụ tôm 2012 và đang thành công./.
Lê Hiền (TTXVN)