Hơn một tháng nay, nhiều ngư dân chuyên sống bằng nghề lưới mé, câu giăng, đẩy xiệp ven bờ biển, ở xã Trường Long Hòa, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, rất bức xúc trước tình trạng một số ngư dân địa phương và một số nơi khác dùng phương tiện “cào bay” đánh bắt thủy sản ven bờ trái phép.
Trung tá Lê Văn Phụ, Hải đội trưởng Hải đội 2 - Bộ đội biên phòng tỉnh Trà Vinh, đóng quân trên địa bàn xã Trường Long Hòa cho biết, từ tháng Sáu đến nay, có khoảng 10 phương tiện “cào bay” lén lút hoạt động.
Hiểu rõ được ngư trường của vùng biển Trường Long Hòa, từ tháng 6-8 dương lịch có nhiều loài tôm, cá vào bờ để sinh sản, nên một số ngư dân bất chấp việc vi phạm pháp luật sử dụng tàu có công suất từ 400-450 CV và kết 2 tàu lại với nhau rồi dùng miệng cào có chiều ngang dài để vào ven bờ đánh bắt.
Tàu chạy với tốc độ như bay trên mặt nước nên cào bắt rất nhanh tất cả tôm, cá từ bé đến lớn với sản lượng từ 500-1.000kg/một lần kéo cào và làm hư hại những ngư cụ lưới mé, câu giăng… của những ngư dân đánh bắt ven bờ.
Chỉ tính từ tháng Sáu đến nay, Đồn Biên phòng 622 và Hải đội 2 đã đứng ra giải quyết tám vụ tranh chấp, buộc bồi hoàn thiệt hại ngư lưới cụ đối với các chủ phương tiện “cào bay.”
Việc bắt giữ và xử phạt các chủ phương tiện “cào bay” gặp rất nhiều khó khăn, do phương tiện của Hải đội không đuổi bắt kịp. Trong một tháng qua, Hải đội 2 bắt giữ được hai phương tiện là nhờ bố trí lực lượng mai phục sẵn.
Tuy nhiên, theo quy định của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng về công tác xử phạt hành chính, đối với cấp Hải đội trưởng chỉ được xử phạt không quá 10 triệu đồng đối với trường hợp vi phạm lần đầu. Với mức phạt này, các chủ phương tiện “cào bay” đều sẵn sàng nộp phạt, vì số tiền chưa bằng 1/4 nguồn thu một chuyến đi cào./.
Trung tá Lê Văn Phụ, Hải đội trưởng Hải đội 2 - Bộ đội biên phòng tỉnh Trà Vinh, đóng quân trên địa bàn xã Trường Long Hòa cho biết, từ tháng Sáu đến nay, có khoảng 10 phương tiện “cào bay” lén lút hoạt động.
Hiểu rõ được ngư trường của vùng biển Trường Long Hòa, từ tháng 6-8 dương lịch có nhiều loài tôm, cá vào bờ để sinh sản, nên một số ngư dân bất chấp việc vi phạm pháp luật sử dụng tàu có công suất từ 400-450 CV và kết 2 tàu lại với nhau rồi dùng miệng cào có chiều ngang dài để vào ven bờ đánh bắt.
Tàu chạy với tốc độ như bay trên mặt nước nên cào bắt rất nhanh tất cả tôm, cá từ bé đến lớn với sản lượng từ 500-1.000kg/một lần kéo cào và làm hư hại những ngư cụ lưới mé, câu giăng… của những ngư dân đánh bắt ven bờ.
Chỉ tính từ tháng Sáu đến nay, Đồn Biên phòng 622 và Hải đội 2 đã đứng ra giải quyết tám vụ tranh chấp, buộc bồi hoàn thiệt hại ngư lưới cụ đối với các chủ phương tiện “cào bay.”
Việc bắt giữ và xử phạt các chủ phương tiện “cào bay” gặp rất nhiều khó khăn, do phương tiện của Hải đội không đuổi bắt kịp. Trong một tháng qua, Hải đội 2 bắt giữ được hai phương tiện là nhờ bố trí lực lượng mai phục sẵn.
Tuy nhiên, theo quy định của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng về công tác xử phạt hành chính, đối với cấp Hải đội trưởng chỉ được xử phạt không quá 10 triệu đồng đối với trường hợp vi phạm lần đầu. Với mức phạt này, các chủ phương tiện “cào bay” đều sẵn sàng nộp phạt, vì số tiền chưa bằng 1/4 nguồn thu một chuyến đi cào./.
Phúc Sơn (TTXVN/Vietnam+)