Làm thế nào để trả lời kịp thời, tốt nhất các ý kiến, kiến nghị của người dân gửi tới Cổng thông tin điện tử Chính phủ về các vấn đề liên quan đến Bộ Nội vụ là nội dung buổi làm việc giữa Cổng thông tin điện tử Chính phủ với Bộ Nội vụ chiều 27/4, tại Hà Nội.
Tại buổi làm việc, một số đại biểu cho rằng cần có cơ chế trả lời đơn thư một cách rõ ràng, cụ thể. Cơ quan tiếp nhận đơn thư ban đầu (Cổng thông tin điện tử) nên xác định thư nào cần trả lời, thư nào không. Những đơn thư gửi qua đường email không rõ địa chỉ hoặc có vấn đề “nhạy cảm” thì không nên trả lời.
Lý giải điều này, lãnh đạo một vụ cho rằng để trả lời được một đơn thư mất rất nhiều thời gian, công sức trong khi đội ngũ cán bộ còn thiếu, phải tập trung cho công việc chuyên môn.
Vả lại, đôi khi thông tin người hỏi đưa ra không đầy đủ, nhiều vấn đề "nhạy cảm," bỏ qua các yếu tố bất lợi cho bản thân nên cơ quan chức năng phải xác minh lại mới có cơ sở trả lời.
Tuy nhiên, phần lớn đại biểu đồng tình với ý kiến người dân đã hỏi thì cơ quan chức năng phải có trách nhiệm trả lời dù đơn thư được gửi theo hình thức nào, có trả lời được nội dung kiến nghị đó hay không. Và nếu không thuộc phạm vi, thẩm quyền thì có hướng dẫn cụ thể để người dân biết cần liên hệ tới ngành nào, cấp nào.
Cái khó nhất là làm sao vừa giải đáp thỏa đáng cho người dân, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan tiếp nhận và xử lý đơn thư.
Nhiều đại biểu kiến nghị Cổng thông tin điện tử cần yêu cầu người dân cung cấp tên, địa chỉ, số điện thoại cụ thể khi tiếp nhận các ý kiến, kiến nghị để có cơ sở kiểm chứng. Đồng thời, sàng lọc, kiểm tra, xác minh kỹ các câu hỏi, nhóm thành từng nhóm vấn đề trước khi đề nghị các cơ quan chức năng trả lời.
Tất cả các đơn thư đều phải được phản hồi và đăng tải công khai trên mạng để nhiều người khác cùng biết.
Phó Tổng biên tập Cổng thông tin điện tử Vi Quang Đạo khẳng định Chính phủ đang phải lấy ý kiến người dân qua trang thông tin điện tử, Thủ tướng đã chỉ đạo tất cả ý kiến của công dân gửi đến Thủ tướng đều phải trả lời.
Những đơn thư Cổng thông tin điện tử chuyển tới các cơ quan chức năng là đơn thư người dân gửi Thủ tướng Chính phủ chứ không phải là bạn đọc của một tờ báo nên việc trả lời là trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước.
Thời gian tới, để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan quản lý và cập nhật, theo dõi được tình hình đơn thư, Cổng thông tin điện tử sẽ thực hiện trả lời qua một đầu mối. Cổng thông tin điện tử tiếp nhận đơn thư, gửi đến các cơ quan chức năng trả lời, sau đó gửi trả lại cho Cổng thông tin điện tử trả lời người dân và công bố trên mạng internet. Các thông tin này sẽ được lưu trữ để trả lời cho những người sau, tránh trả lời nhiều lần, mất thời gian.
Năm 2009, Cổng thông tin điện tử đã nhận được 7.000 đơn thư, tập trung chủ yếu vào vấn đề giải quyết chế độ chính sách trợ cấp xã hội, giải quyết việc làm, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, cải cách thủ tục hành chính...
Trong số này có 30% đủ điều kiện xử lý, còn lại là trùng lặp, không rõ nội dung hoặc địa chỉ. Cổng thông tin điện tử đã nhận được 560 hồi âm của các cơ quan chức năng./.
Tại buổi làm việc, một số đại biểu cho rằng cần có cơ chế trả lời đơn thư một cách rõ ràng, cụ thể. Cơ quan tiếp nhận đơn thư ban đầu (Cổng thông tin điện tử) nên xác định thư nào cần trả lời, thư nào không. Những đơn thư gửi qua đường email không rõ địa chỉ hoặc có vấn đề “nhạy cảm” thì không nên trả lời.
Lý giải điều này, lãnh đạo một vụ cho rằng để trả lời được một đơn thư mất rất nhiều thời gian, công sức trong khi đội ngũ cán bộ còn thiếu, phải tập trung cho công việc chuyên môn.
Vả lại, đôi khi thông tin người hỏi đưa ra không đầy đủ, nhiều vấn đề "nhạy cảm," bỏ qua các yếu tố bất lợi cho bản thân nên cơ quan chức năng phải xác minh lại mới có cơ sở trả lời.
Tuy nhiên, phần lớn đại biểu đồng tình với ý kiến người dân đã hỏi thì cơ quan chức năng phải có trách nhiệm trả lời dù đơn thư được gửi theo hình thức nào, có trả lời được nội dung kiến nghị đó hay không. Và nếu không thuộc phạm vi, thẩm quyền thì có hướng dẫn cụ thể để người dân biết cần liên hệ tới ngành nào, cấp nào.
Cái khó nhất là làm sao vừa giải đáp thỏa đáng cho người dân, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan tiếp nhận và xử lý đơn thư.
Nhiều đại biểu kiến nghị Cổng thông tin điện tử cần yêu cầu người dân cung cấp tên, địa chỉ, số điện thoại cụ thể khi tiếp nhận các ý kiến, kiến nghị để có cơ sở kiểm chứng. Đồng thời, sàng lọc, kiểm tra, xác minh kỹ các câu hỏi, nhóm thành từng nhóm vấn đề trước khi đề nghị các cơ quan chức năng trả lời.
Tất cả các đơn thư đều phải được phản hồi và đăng tải công khai trên mạng để nhiều người khác cùng biết.
Phó Tổng biên tập Cổng thông tin điện tử Vi Quang Đạo khẳng định Chính phủ đang phải lấy ý kiến người dân qua trang thông tin điện tử, Thủ tướng đã chỉ đạo tất cả ý kiến của công dân gửi đến Thủ tướng đều phải trả lời.
Những đơn thư Cổng thông tin điện tử chuyển tới các cơ quan chức năng là đơn thư người dân gửi Thủ tướng Chính phủ chứ không phải là bạn đọc của một tờ báo nên việc trả lời là trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước.
Thời gian tới, để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan quản lý và cập nhật, theo dõi được tình hình đơn thư, Cổng thông tin điện tử sẽ thực hiện trả lời qua một đầu mối. Cổng thông tin điện tử tiếp nhận đơn thư, gửi đến các cơ quan chức năng trả lời, sau đó gửi trả lại cho Cổng thông tin điện tử trả lời người dân và công bố trên mạng internet. Các thông tin này sẽ được lưu trữ để trả lời cho những người sau, tránh trả lời nhiều lần, mất thời gian.
Năm 2009, Cổng thông tin điện tử đã nhận được 7.000 đơn thư, tập trung chủ yếu vào vấn đề giải quyết chế độ chính sách trợ cấp xã hội, giải quyết việc làm, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, cải cách thủ tục hành chính...
Trong số này có 30% đủ điều kiện xử lý, còn lại là trùng lặp, không rõ nội dung hoặc địa chỉ. Cổng thông tin điện tử đã nhận được 560 hồi âm của các cơ quan chức năng./.
Chu Thanh Vân (Vietnam+)