Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ngày 21/8 cho biết, Trung Quốc đã nhất trí tham gia nỗ lực quốc tế trong cuộc chiến chống trốn thuế trên toàn cầu bằng việc ký Công ước về hỗ trợ hành chính lẫn nhau trong các vấn đề liên quan đến thuế tại Paris (Pháp) vào cuối tháng này.
Công ước trên quy định việc chia sẻ dữ liệu của các ngân hàng và sau cùng sẽ hướng đến việc các ngân hàng sẽ tự động cung cấp thông tin cho một nước về tài khoản của người dân nước họ.
Với quyết định ký vào công ước này của Trung Quốc, toàn bộ các thành viên trong Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã chung tay đẩy lùi nạn trốn thuế, một ưu tiên của các nhà lãnh đạo trên toàn cầu trong việc giải quyết tận gốc cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009 và góp phần loại bỏ tình trạng tham nhũng.
Trung Quốc được coi là nước bị ảnh hưởng nặng nề của nạn trốn thuế. Tổ chức Liêm chính Tài chính Toàn cầu (Global Financial Integrity) ước tính dòng tiền bị chuyển ra khỏi Trung Quốc thông qua hoạt động tài chính bất hợp pháp là lớn hơn bất kỳ quốc gia đang phát triển nào khác, với con số được đưa ra cho các năm 2000-2011 là 3.790 tỷ USD.
Tiền "bẩn" có được từ hoạt động phạm tội, tham nhũng và trốn thuế thường được đưa ra khỏi một nước tới các thiên đường trốn thuế và núp dưới các công ty vỏ bọc.
Việc chia sẻ thông tin về thuế có thể là một công cụ quan trọng giúp phát hiện ra tiền bẩn.
Trung Quốc gần đây đã tăng cường các biện pháp chống tham nhũng bởi tham nhũng thường liên quan tới trốn thuế. Tuy nhiên, nước này vẫn chưa ký vào Công ước chống hối lộ của OECD, một chuẩn mực quốc tế về cách thức ngăn chặn việc các quan chức ăn hối lộ trong các phi vụ của các công ty nước ngoài.
Trốn thuế sẽ là một trong những chủ đề chính tại hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ diễn ra vào đầu tháng tới tại Nga./.
Công ước trên quy định việc chia sẻ dữ liệu của các ngân hàng và sau cùng sẽ hướng đến việc các ngân hàng sẽ tự động cung cấp thông tin cho một nước về tài khoản của người dân nước họ.
Với quyết định ký vào công ước này của Trung Quốc, toàn bộ các thành viên trong Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã chung tay đẩy lùi nạn trốn thuế, một ưu tiên của các nhà lãnh đạo trên toàn cầu trong việc giải quyết tận gốc cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009 và góp phần loại bỏ tình trạng tham nhũng.
Trung Quốc được coi là nước bị ảnh hưởng nặng nề của nạn trốn thuế. Tổ chức Liêm chính Tài chính Toàn cầu (Global Financial Integrity) ước tính dòng tiền bị chuyển ra khỏi Trung Quốc thông qua hoạt động tài chính bất hợp pháp là lớn hơn bất kỳ quốc gia đang phát triển nào khác, với con số được đưa ra cho các năm 2000-2011 là 3.790 tỷ USD.
Tiền "bẩn" có được từ hoạt động phạm tội, tham nhũng và trốn thuế thường được đưa ra khỏi một nước tới các thiên đường trốn thuế và núp dưới các công ty vỏ bọc.
Việc chia sẻ thông tin về thuế có thể là một công cụ quan trọng giúp phát hiện ra tiền bẩn.
Trung Quốc gần đây đã tăng cường các biện pháp chống tham nhũng bởi tham nhũng thường liên quan tới trốn thuế. Tuy nhiên, nước này vẫn chưa ký vào Công ước chống hối lộ của OECD, một chuẩn mực quốc tế về cách thức ngăn chặn việc các quan chức ăn hối lộ trong các phi vụ của các công ty nước ngoài.
Trốn thuế sẽ là một trong những chủ đề chính tại hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ diễn ra vào đầu tháng tới tại Nga./.
Lê Minh (TTXVN)