Ngày 4/1, Trung Quốc lại lên tiếng phản đối các biện pháp trừng phạt "đơn phương" của Mỹ đối với Iran sau khi chính quyền của Tổng thống Barack Obama ký ban hành các biện pháp trừng phạt cứng rắn mới nhằm vào Ngân hàng Trung ương và các thể chế tài chính của Iran.
Phát biểu tại một buổi họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi khẳng định: "Trung Quốc phản đối việc đặt luật pháp của một nước lên trên luật pháp quốc tế cũng như việc (một nước) đơn phương áp đặt các biện pháp trừng phạt các nước khác." Cuộc khủng hoảng Iran nên được giải quyết thông qua đối thoại.
Đây là phản ứng chính thức đầu tiên Trung Quốc kể từ khi Tổng thống Obama ký ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với Iran hôm 31/12 vừa qua.
[Trung Quốc phản đối các lệnh trừng phạt vào Iran]
Trước đó, Anh và Canada cũng cho biết đang cân nhắc áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Iran sau khi có bằng chứng cho thấy Tehran đang phát triển vũ khí hạt nhân dưới vỏ bọc chương trình hạt nhân dân sự. Tuy nhiên Iran vẫn bác bỏ cáo buộc và khẳng định chương trình hạt nhân của nước này chỉ nhằm mục đích hòa bình.
Hiện Trung Quốc và Iran là hai đối tác thương mại chính của nhau.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu có kế hoạch tới Iran để thảo luận về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Tehran cũng như tình hình tại Iraq và Syria. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Ngoại trưởng Ahmet sẽ lưu lại Iran trong hai ngày để tiến hành các cuộc tham vấn với người đồng cấp nước chủ nhà Ali Akbar Salehi.
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh căng thẳng khu vực tiếp tục gia tăng do Iran tiến hành tập trận hải quân và tiếp tục có những động thái được cho là "khiêu khích" Mỹ và phương Tây.
Trong những tuyên bố gần đây, Iran cho biết đã thử nghiệm thành công tên lửa đất đối không, đất đối hạm, đất đối đất; chế tạo tàu khu trục hiện đại; đồng thời cảnh báo Mỹ không được đưa tàu sân bay quay trở lại vùng Vịnh Persian./.
Phát biểu tại một buổi họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi khẳng định: "Trung Quốc phản đối việc đặt luật pháp của một nước lên trên luật pháp quốc tế cũng như việc (một nước) đơn phương áp đặt các biện pháp trừng phạt các nước khác." Cuộc khủng hoảng Iran nên được giải quyết thông qua đối thoại.
Đây là phản ứng chính thức đầu tiên Trung Quốc kể từ khi Tổng thống Obama ký ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với Iran hôm 31/12 vừa qua.
[Trung Quốc phản đối các lệnh trừng phạt vào Iran]
Trước đó, Anh và Canada cũng cho biết đang cân nhắc áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Iran sau khi có bằng chứng cho thấy Tehran đang phát triển vũ khí hạt nhân dưới vỏ bọc chương trình hạt nhân dân sự. Tuy nhiên Iran vẫn bác bỏ cáo buộc và khẳng định chương trình hạt nhân của nước này chỉ nhằm mục đích hòa bình.
Hiện Trung Quốc và Iran là hai đối tác thương mại chính của nhau.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu có kế hoạch tới Iran để thảo luận về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Tehran cũng như tình hình tại Iraq và Syria. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Ngoại trưởng Ahmet sẽ lưu lại Iran trong hai ngày để tiến hành các cuộc tham vấn với người đồng cấp nước chủ nhà Ali Akbar Salehi.
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh căng thẳng khu vực tiếp tục gia tăng do Iran tiến hành tập trận hải quân và tiếp tục có những động thái được cho là "khiêu khích" Mỹ và phương Tây.
Trong những tuyên bố gần đây, Iran cho biết đã thử nghiệm thành công tên lửa đất đối không, đất đối hạm, đất đối đất; chế tạo tàu khu trục hiện đại; đồng thời cảnh báo Mỹ không được đưa tàu sân bay quay trở lại vùng Vịnh Persian./.
(TTXVN/Vietnam+)