Các nhà khảo cổ học ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc cho biết đã khai quật được hơn 200 chiếc giếng thuộc cố đô của một vương quốc cổ 3.000 năm tuổi.
Theo nhà chức trách khảo cổ địa phương, quần thể giếng quy mô lớn được coi là một phát hiện hiếm hoi ở Trung Quốc nói trên được kết hợp chặt chẽ với nhau trong một kênh đào ở thị trấn Kỷ Nam, thành phố Kinh Châu, tỉnh Hồ Bắc.
Những chiếc giếng này có kích cỡ tương tự những chiếc giếng thời hiện đại, rộng 0,8m và sâu từ 5-8m. Vách tường bên trong giếng được lợp trúc hoặc lát gốm.
Nghiên cứu sơ bộ kết luận rằng những chiếc giếng này được đào vào thời Chiến quốc (475-221 trước Công nguyên), khi Kỷ Nam là thủ đô của nước Sở (1042-223 trước công nguyên), và chúng là dấu hiệu cho thấy người ta đã sử dụng rất nhiều nước tại các thành thị vào thời điểm đó.
Hơn 200 mảnh gốm và các đồ gỗ, sắt cũng được khai quật tại địa điểm trên. Phát hiện này giúp các nhà nghiên cứu hiểu thêm về cuộc sống thành thị cũng như văn hóa ẩm thực của nước Sở./.
Theo nhà chức trách khảo cổ địa phương, quần thể giếng quy mô lớn được coi là một phát hiện hiếm hoi ở Trung Quốc nói trên được kết hợp chặt chẽ với nhau trong một kênh đào ở thị trấn Kỷ Nam, thành phố Kinh Châu, tỉnh Hồ Bắc.
Những chiếc giếng này có kích cỡ tương tự những chiếc giếng thời hiện đại, rộng 0,8m và sâu từ 5-8m. Vách tường bên trong giếng được lợp trúc hoặc lát gốm.
Nghiên cứu sơ bộ kết luận rằng những chiếc giếng này được đào vào thời Chiến quốc (475-221 trước Công nguyên), khi Kỷ Nam là thủ đô của nước Sở (1042-223 trước công nguyên), và chúng là dấu hiệu cho thấy người ta đã sử dụng rất nhiều nước tại các thành thị vào thời điểm đó.
Hơn 200 mảnh gốm và các đồ gỗ, sắt cũng được khai quật tại địa điểm trên. Phát hiện này giúp các nhà nghiên cứu hiểu thêm về cuộc sống thành thị cũng như văn hóa ẩm thực của nước Sở./.
Huy Lê (Vietnam+)