Trung Quốc cuối tuần qua cho biết nước này muốn Liên minh châu Âu (EU) phải đưa ra các chi tiết rõ ràng hơn trước khi Bắc Kinh quyết định đầu tư vào Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu (EFSF).
Trong các cuộc đàm phán với giới chức Trung Quốc ngày 28/10, Giám đốc điều hành EFSF Klaus Regling nói châu Âu đang cố gắng đưa ra các cơ chế mới nhằm thu hút đầu tư vào EFSF, trong một nỗ lực nhằm khôi phục niềm tin thị trường vào khu vực Eurozone vốn đang oằn mình trong khó khăn tài chính.
Tuy nhiên, phát biểu trước báo giới sau các cuộc thương thuyết với người đứng đầu EFSF, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc Zhu Guangyao nêu rõ Bắc Kinh sẽ chờ thêm các chi tiết từ phía EU trước khi cam kết đầu tư vào quỹ này.
Ông Zhu nhấn mạnh: "Chúng tôi sẽ chờ EU đưa các bước kỹ thuật rõ ràng hơn, đồng thời sẽ nghiên cứu nghiêm túc trước khi có thể đưa ra quyết định đầu tư."
Tại cuộc họp cấp cao hôm 26/10, các nhà lãnh đạo EU đã đưa ra một chiến lược giải quyết khủng hoảng được coi là toàn diện gồm ba điểm, và việc tìm kiếm nguồn tài chính từ các nước mới nổi trong đó có Trung Quốc, để nâng EFSF từ 440 tỷ euro lên 1.000 tỷ euro là một phần quan trọng của kế hoạch đó.
Hơn một ngày sau, ông Regling đã phải lên đường tới Bắc Kinh để thực hiện nhiệm vụ hệ trọng này.
Trong dự án giải quyết khủng hoảng mới nhất, giới chức EU đã kêu gọi Trung Quốc và các nền kinh tế đang phát triển khác trợ giúp Eurozone.
Trong khi đó, tờ Thời báo Tài chính dẫn một nguồn tin cho biết, Trung Quốc có thể đóng góp hơn 100 tỷ USD (70,5 tỷ euro) vào chiến lược giải cứu khủng hoảng của EU. Tuy nhiên, việc giải cứu các nước châu Âu phát triển là một việc khó đối với Trung Quốc, khi mà nước cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức ở trong nước.
Hiện tại, giá lương thực và nhà ở của Trung Quốc đang ảnh hưởng tới hàng triệu hộ gia đình nghèo, trong khi nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nhận đơn hàng ít hơn.
Ông Regling cũng thừa nhận khó có triển vọng đạt được một thỏa thuận với các quan chức Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc.
Ông cho hay EFSF được phép phát hành trái phiếu bằng bất cứ đồng tiền nào, trong đó có đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc. Song điều này còn tùy thuộc vào việc Bắc Kinh có muốn hay không.
Theo ông, EFSF có thể đề nghị tung ra đợt trái phiếu đầu tiên chiếm 20% nợ của quỹ này bằng một phương tiện đầu tư mới nhằm thu hút tiền từ những quốc gia mới nổi như Trung Quốc hay Brazil./.
Trong các cuộc đàm phán với giới chức Trung Quốc ngày 28/10, Giám đốc điều hành EFSF Klaus Regling nói châu Âu đang cố gắng đưa ra các cơ chế mới nhằm thu hút đầu tư vào EFSF, trong một nỗ lực nhằm khôi phục niềm tin thị trường vào khu vực Eurozone vốn đang oằn mình trong khó khăn tài chính.
Tuy nhiên, phát biểu trước báo giới sau các cuộc thương thuyết với người đứng đầu EFSF, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc Zhu Guangyao nêu rõ Bắc Kinh sẽ chờ thêm các chi tiết từ phía EU trước khi cam kết đầu tư vào quỹ này.
Ông Zhu nhấn mạnh: "Chúng tôi sẽ chờ EU đưa các bước kỹ thuật rõ ràng hơn, đồng thời sẽ nghiên cứu nghiêm túc trước khi có thể đưa ra quyết định đầu tư."
Tại cuộc họp cấp cao hôm 26/10, các nhà lãnh đạo EU đã đưa ra một chiến lược giải quyết khủng hoảng được coi là toàn diện gồm ba điểm, và việc tìm kiếm nguồn tài chính từ các nước mới nổi trong đó có Trung Quốc, để nâng EFSF từ 440 tỷ euro lên 1.000 tỷ euro là một phần quan trọng của kế hoạch đó.
Hơn một ngày sau, ông Regling đã phải lên đường tới Bắc Kinh để thực hiện nhiệm vụ hệ trọng này.
Trong dự án giải quyết khủng hoảng mới nhất, giới chức EU đã kêu gọi Trung Quốc và các nền kinh tế đang phát triển khác trợ giúp Eurozone.
Trong khi đó, tờ Thời báo Tài chính dẫn một nguồn tin cho biết, Trung Quốc có thể đóng góp hơn 100 tỷ USD (70,5 tỷ euro) vào chiến lược giải cứu khủng hoảng của EU. Tuy nhiên, việc giải cứu các nước châu Âu phát triển là một việc khó đối với Trung Quốc, khi mà nước cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức ở trong nước.
Hiện tại, giá lương thực và nhà ở của Trung Quốc đang ảnh hưởng tới hàng triệu hộ gia đình nghèo, trong khi nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nhận đơn hàng ít hơn.
Ông Regling cũng thừa nhận khó có triển vọng đạt được một thỏa thuận với các quan chức Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc.
Ông cho hay EFSF được phép phát hành trái phiếu bằng bất cứ đồng tiền nào, trong đó có đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc. Song điều này còn tùy thuộc vào việc Bắc Kinh có muốn hay không.
Theo ông, EFSF có thể đề nghị tung ra đợt trái phiếu đầu tiên chiếm 20% nợ của quỹ này bằng một phương tiện đầu tư mới nhằm thu hút tiền từ những quốc gia mới nổi như Trung Quốc hay Brazil./.
Nguyễn Trường (TTXVN/Vietnam+)