Chiều 18/10, triều cường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt mức 1,50m (tương đương mức báo động III).
Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, mực nước tại trạm Phú An trên sông Sài Gòn sẽ tiếp tục lên cao vượt mức báo động III, cụ thể vào ngày 19/10 có thể đạt mức 1,55m, ngày 20/10 đạt mức 1,58m (lúc 18 giờ 30). Tương tự trên sông Nhà Bè, đỉnh triều vào cũng vượt mức báo động III.
Trước tình hình trên, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố Hồ Chí Minh đã yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện Phương án chủ động phòng, chống, ứng phó tình trạng ngập úng do mưa lớn, triều cường và xả lũ trên địa bàn thành phố.
Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, đặc biệt là các quận 12 , Thủ Đức, Bình Thạnh, Gò Vấp, các huyện Củ Chi và Hóc Môn thường xuyên tổ chức rà soát tại các vị trí xung yếu vào thời điểm khi mực nước triều dâng cao cho đến khi hết đợt triều cường; thông báo trên các phương tiện truyền thông về diễn biến đợt triều cường và ngày, giờ đỉnh triều xuất hiện cho nhân dân địa phương biết; chủ động thực hiện phương châm “4 tại chỗ,” chuẩn bị kinh phí, lực lượng, vật tư (cừ tràm, lưới B40, vải bạt, bao tải cát…) tại những vị trí xung yếu có nguy cơ xảy ra tràn, vỡ bờ bao để xử lý ngay khi phát hiện sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố.
Các địa phương khuyến cáo, hướng dẫn nhân dân trên địa bàn kê cao đồ đạc, đặc biệt là các vật dụng dễ bị hư hỏng khi bị ngập nước đề phòng triều dâng cao tràn vào nhà; cẩn thận khi đi qua những khu vực ngập nước, kể cả những khu vực quen thuộc, chỉ đi qua khi chắc chắn không có nguy hiểm và có các lực lượng, phương tiện hỗ trợ.
Lực lượng công an, thanh niên xung phong thành phố chuẩn bị các lực lượng cơ động, triển khai kế hoạch bảo đảm an ninh, trật tự xã hội, các công trình trọng điểm và điều tiết giao thông tại các khu vực trọng điểm bị ngập úng; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện vận tải đường thủy, đường bộ vận chuyển phương tiện, vật tư phục vụ công tác gia cố, xử lý bờ bao phòng chống triều cường, đảm bảo mục tiêu khắc phục ngay các sự cố.
Các đơn vị tổ chức trực ban 24/24 giờ, nhất là các ngày nghỉ cuối tuần./.
Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, mực nước tại trạm Phú An trên sông Sài Gòn sẽ tiếp tục lên cao vượt mức báo động III, cụ thể vào ngày 19/10 có thể đạt mức 1,55m, ngày 20/10 đạt mức 1,58m (lúc 18 giờ 30). Tương tự trên sông Nhà Bè, đỉnh triều vào cũng vượt mức báo động III.
Trước tình hình trên, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố Hồ Chí Minh đã yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện Phương án chủ động phòng, chống, ứng phó tình trạng ngập úng do mưa lớn, triều cường và xả lũ trên địa bàn thành phố.
Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, đặc biệt là các quận 12 , Thủ Đức, Bình Thạnh, Gò Vấp, các huyện Củ Chi và Hóc Môn thường xuyên tổ chức rà soát tại các vị trí xung yếu vào thời điểm khi mực nước triều dâng cao cho đến khi hết đợt triều cường; thông báo trên các phương tiện truyền thông về diễn biến đợt triều cường và ngày, giờ đỉnh triều xuất hiện cho nhân dân địa phương biết; chủ động thực hiện phương châm “4 tại chỗ,” chuẩn bị kinh phí, lực lượng, vật tư (cừ tràm, lưới B40, vải bạt, bao tải cát…) tại những vị trí xung yếu có nguy cơ xảy ra tràn, vỡ bờ bao để xử lý ngay khi phát hiện sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố.
Các địa phương khuyến cáo, hướng dẫn nhân dân trên địa bàn kê cao đồ đạc, đặc biệt là các vật dụng dễ bị hư hỏng khi bị ngập nước đề phòng triều dâng cao tràn vào nhà; cẩn thận khi đi qua những khu vực ngập nước, kể cả những khu vực quen thuộc, chỉ đi qua khi chắc chắn không có nguy hiểm và có các lực lượng, phương tiện hỗ trợ.
Lực lượng công an, thanh niên xung phong thành phố chuẩn bị các lực lượng cơ động, triển khai kế hoạch bảo đảm an ninh, trật tự xã hội, các công trình trọng điểm và điều tiết giao thông tại các khu vực trọng điểm bị ngập úng; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện vận tải đường thủy, đường bộ vận chuyển phương tiện, vật tư phục vụ công tác gia cố, xử lý bờ bao phòng chống triều cường, đảm bảo mục tiêu khắc phục ngay các sự cố.
Các đơn vị tổ chức trực ban 24/24 giờ, nhất là các ngày nghỉ cuối tuần./.
Hoàng Anh Tuấn (TTXVN)