Ngày 7/6, Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận thêm trường hợp tử vong do cúm A/H1N1 tại bệnh viện Nhân dân Gia định.
Bệnh nhân tên Nguyễn Xuân Thiện (sinh năm 1964) ngụ tại Quận 3, tử vong vào ngày 3/6 và có kết quả xét nghiệm dương tính với cúm A/H1N1.
Bệnh nhân nhập viện ngày 24/5, với triệu chứng sốt, kèm theo tiêu chảy, được nhập vào khoa Tiêu hóa của bệnh viện. Sau đó, bệnh nhân có biểu hiện suy hô hấp nặng. Trước khi mắc bệnh, bệnh nhân được chẩn đoán bị xơ gan, suy thận do uống rượu.
Tính đến thời điểm hiện nay, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã ghi nhận bốn trường hợp tử vong do cúm A/H1N1, trong đó có 1 trường hợp nhiễm cúm được chuyển từ tỉnh Đồng Tháp lên Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị.
Cũng trong ngày 7/6, tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã diễn ra hội thảo “Phòng chống cúm” do Hội Y học thành phố và Hội Y học Dự phòng phối hợp tổ chức.
Tại hội thảo, ông Lê Hoàng San, Phó Viện trưởng Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, hàng năm đều xảy ra bệnh cúm, nhưng tập trung cao điểm vào những tháng đầu mùa mưa.
Riêng ở miền Nam vẫn có bốn loại cúm mùa lưu hành là cúm B và ba loại cúm A gồm A/H1N1 (cúm mùa), cúm A/H1N1 (cúm đại dịch 2009) và A/H3. Cứ 100 người đến khám thì có khoảng 2 người xét nghiệm bị nhiễm cúm.
Ông Lê Hoàng San đề nghị, để phòng chống các bệnh cảm sốt, cúm mùa, trước tiên, người dân cần ăn uống, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và nghỉ ngơi điều độ, hợp lý. Nên dùng khẩu trang y tế phòng tránh các mầm bệnh xâm nhập, đặc biệt vệ sinh mũi sạch sẽ, rửa sạch bàn tay trước khi ăn và chăm sóc người khác.
Ông Lê Hoàng San khuyến cáo, nếu người dân thấy thân nhiệt nóng sốt trên 38 độ C, ho nhiều, khó thở, nên đến các cơ sở y tế khám để điều trị kịp thời.
Ông Nguyễn Đắc Thọ, Phó giám đốc Trung tâm y tế Dự phòng thành phố cho biết sẽ tiếp tục tăng cường hoạt động giám sát bệnh cúm và bệnh giống cúm trên địa bàn thành phố./.
Bệnh nhân tên Nguyễn Xuân Thiện (sinh năm 1964) ngụ tại Quận 3, tử vong vào ngày 3/6 và có kết quả xét nghiệm dương tính với cúm A/H1N1.
Bệnh nhân nhập viện ngày 24/5, với triệu chứng sốt, kèm theo tiêu chảy, được nhập vào khoa Tiêu hóa của bệnh viện. Sau đó, bệnh nhân có biểu hiện suy hô hấp nặng. Trước khi mắc bệnh, bệnh nhân được chẩn đoán bị xơ gan, suy thận do uống rượu.
Tính đến thời điểm hiện nay, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã ghi nhận bốn trường hợp tử vong do cúm A/H1N1, trong đó có 1 trường hợp nhiễm cúm được chuyển từ tỉnh Đồng Tháp lên Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị.
Cũng trong ngày 7/6, tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã diễn ra hội thảo “Phòng chống cúm” do Hội Y học thành phố và Hội Y học Dự phòng phối hợp tổ chức.
Tại hội thảo, ông Lê Hoàng San, Phó Viện trưởng Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, hàng năm đều xảy ra bệnh cúm, nhưng tập trung cao điểm vào những tháng đầu mùa mưa.
Riêng ở miền Nam vẫn có bốn loại cúm mùa lưu hành là cúm B và ba loại cúm A gồm A/H1N1 (cúm mùa), cúm A/H1N1 (cúm đại dịch 2009) và A/H3. Cứ 100 người đến khám thì có khoảng 2 người xét nghiệm bị nhiễm cúm.
Ông Lê Hoàng San đề nghị, để phòng chống các bệnh cảm sốt, cúm mùa, trước tiên, người dân cần ăn uống, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và nghỉ ngơi điều độ, hợp lý. Nên dùng khẩu trang y tế phòng tránh các mầm bệnh xâm nhập, đặc biệt vệ sinh mũi sạch sẽ, rửa sạch bàn tay trước khi ăn và chăm sóc người khác.
Ông Lê Hoàng San khuyến cáo, nếu người dân thấy thân nhiệt nóng sốt trên 38 độ C, ho nhiều, khó thở, nên đến các cơ sở y tế khám để điều trị kịp thời.
Ông Nguyễn Đắc Thọ, Phó giám đốc Trung tâm y tế Dự phòng thành phố cho biết sẽ tiếp tục tăng cường hoạt động giám sát bệnh cúm và bệnh giống cúm trên địa bàn thành phố./.
Gia Thuận (TTXVN)