Ngày 20/8, tại Bảo tàng Tôn Đức Thắng ở Thành phố Hồ Chí Minh, Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 123 năm Ngày sinh Bác Tôn (20/8/1888-20/8/2011).
Dự lễ kỷ niệm có Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh; ông Trương Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao cùng lãnh đạo nhiều bộ, ngành trung ương, Thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương, đông đảo đại diện các tầng lớp nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và các đại biểu đã dâng hương, dâng hoa tại tượng đài Bác Tôn kính yêu, tưởng nhớ đến công lao to lớn của cố Chủ tịch Tôn Đức Thắng.
Ôn lại cuộc đời và quá trình hoạt động cách mạng vẻ vang của Bác Tôn, ông Nguyễn Huy Cận, Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh, nhấn mạnh trong lịch sử cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Tôn Đức Thắng có một vị trí rất đặc biệt, đó là nhà cách mạng lão thành, một người đi từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Marx-Lenin, đồng thời Chủ tịch Tôn Đức Thắng cũng là người gieo mầm đầu tiên về tổ chức công đoàn trong phong trào công nhân Việt Nam, người đã đưa những tư tưởng về công đoàn thành hiện thực trong những năm đầu của thế kỷ XX.
"Bác Tôn đã sống và chiến đấu trọn một đời cao đẹp của người chiến sỹ cộng sản," ông Nguyễn Huy Cận nhấn mạnh. "Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ca ngợi: Đồng chí Tôn Đức Thắng là một con người rất ưu tú của Tổ quốc…là một tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng, suốt đời cần kiệm liêm chính, suốt đời hết lòng hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.”
Ông Nguyễn Huy Cận khẳng định kỷ niệm lần thứ 123 Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng, đội ngũ công nhân và những người lao động thành phố tự hào, quyết tâm và nguyện làm người thừa kế sự nghiệp của Bác Tôn, mãi mãi xứng đáng với những hy sinh to lớn của đồng bào, đồng chí đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Bằng truyền thống đoàn kết và năng lực sáng tạo của mình, đội ngũ công nhân, viên chức, lao động và tổ chức công đoàn thành phố quyết tâm cùng công đoàn cả nước thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của tổ chức công đoàn Việt Nam, góp phần xây dựng và phát triển đất nước, đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp, theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Cùng ngày, trường Đại học Tôn Đức Thắng cũng đã long trọng tổ chức khánh thành Tượng đài Chủ tịch Tôn Đức Thắng và khánh thành trụ sở chính của trường tại phường Tân Phong, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình cùng đại diện lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng và Thành phố Hồ Chí Minh đã tới dự.
Phát biểu với tập thể cán bộ, giảng viên, sinh viên của Đại học Tôn Đức Thắng nhân ngày vui của trường, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ghi nhận và hoan nghênh những thành tựu mà nhà trường đã nỗ lực cố gắng trong suốt thời gian qua. Chủ tịch nước nhấn mạnh, việc xây dựng tượng đài Chủ tịch Tôn Đức Thắng ngay tại khuôn viên Trường Đại học mang tên Người là một công trình mang ý nghĩa chính trị và văn hóa to lớn đặc biệt đối với tập thể thầy và trò trường Đại học Tôn Đức Thắng.
Tượng đài chân dung Chủ tịch Tôn Đức Thắng đặt tại khuôn viên Đại học Tôn Đức Thắng, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, được đúc bằng đồng, cao 1,5m, đặt trên nền trụ bằng đá hoa cương trắng cao 2m được chở về từ Đà Nẵng. Toàn bộ khu vực tượng đài đặt tại trước tiền sảnh của nhà A, vị trí trang trọng nhất của nhà trường./.
Dự lễ kỷ niệm có Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh; ông Trương Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao cùng lãnh đạo nhiều bộ, ngành trung ương, Thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương, đông đảo đại diện các tầng lớp nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và các đại biểu đã dâng hương, dâng hoa tại tượng đài Bác Tôn kính yêu, tưởng nhớ đến công lao to lớn của cố Chủ tịch Tôn Đức Thắng.
Ôn lại cuộc đời và quá trình hoạt động cách mạng vẻ vang của Bác Tôn, ông Nguyễn Huy Cận, Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh, nhấn mạnh trong lịch sử cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Tôn Đức Thắng có một vị trí rất đặc biệt, đó là nhà cách mạng lão thành, một người đi từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Marx-Lenin, đồng thời Chủ tịch Tôn Đức Thắng cũng là người gieo mầm đầu tiên về tổ chức công đoàn trong phong trào công nhân Việt Nam, người đã đưa những tư tưởng về công đoàn thành hiện thực trong những năm đầu của thế kỷ XX.
"Bác Tôn đã sống và chiến đấu trọn một đời cao đẹp của người chiến sỹ cộng sản," ông Nguyễn Huy Cận nhấn mạnh. "Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ca ngợi: Đồng chí Tôn Đức Thắng là một con người rất ưu tú của Tổ quốc…là một tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng, suốt đời cần kiệm liêm chính, suốt đời hết lòng hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.”
Ông Nguyễn Huy Cận khẳng định kỷ niệm lần thứ 123 Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng, đội ngũ công nhân và những người lao động thành phố tự hào, quyết tâm và nguyện làm người thừa kế sự nghiệp của Bác Tôn, mãi mãi xứng đáng với những hy sinh to lớn của đồng bào, đồng chí đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Bằng truyền thống đoàn kết và năng lực sáng tạo của mình, đội ngũ công nhân, viên chức, lao động và tổ chức công đoàn thành phố quyết tâm cùng công đoàn cả nước thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của tổ chức công đoàn Việt Nam, góp phần xây dựng và phát triển đất nước, đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp, theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Cùng ngày, trường Đại học Tôn Đức Thắng cũng đã long trọng tổ chức khánh thành Tượng đài Chủ tịch Tôn Đức Thắng và khánh thành trụ sở chính của trường tại phường Tân Phong, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình cùng đại diện lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng và Thành phố Hồ Chí Minh đã tới dự.
Phát biểu với tập thể cán bộ, giảng viên, sinh viên của Đại học Tôn Đức Thắng nhân ngày vui của trường, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ghi nhận và hoan nghênh những thành tựu mà nhà trường đã nỗ lực cố gắng trong suốt thời gian qua. Chủ tịch nước nhấn mạnh, việc xây dựng tượng đài Chủ tịch Tôn Đức Thắng ngay tại khuôn viên Trường Đại học mang tên Người là một công trình mang ý nghĩa chính trị và văn hóa to lớn đặc biệt đối với tập thể thầy và trò trường Đại học Tôn Đức Thắng.
Tượng đài chân dung Chủ tịch Tôn Đức Thắng đặt tại khuôn viên Đại học Tôn Đức Thắng, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, được đúc bằng đồng, cao 1,5m, đặt trên nền trụ bằng đá hoa cương trắng cao 2m được chở về từ Đà Nẵng. Toàn bộ khu vực tượng đài đặt tại trước tiền sảnh của nhà A, vị trí trang trọng nhất của nhà trường./.
Gia Thuận (TTXVN/Vietnam+)