Ông Hồ Xuân Lâm, Chánh văn phòng Ban quản lý các Khu công nghiệp - Khu chế xuất (Hepza) Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết theo báo cáo của các doanh nghiệp, đến thời điểm hiện tại đã có khoảng hơn 90% lao động trên địa bàn trở lại làm việc.
Theo các doanh nghiệp, thời gian tới, số công nhân trở lại thành phố làm việc sẽ tăng lên tuy nhiên vẫn có một số doanh nghiệp tỷ lệ công nhân tập trung trở lại chưa cao.
Năm nay, tỷ lệ công nhân trở lại làm việc đạt mức cao và ổn định là do tình trạng nhảy việc được hạn chế, các doanh nghiệp tuy khó khăn nhưng vẫn tập trung chăm lo đến đời sống công nhân trước, trong và sau Tết.
Theo nhận định của ông Nguyễn Tấn Định, Phó Trưởng ban Hepza: Năm nay, tỷ lệ nhảy việc trong các khu công nghiệp-khu chế xuất thấp hơn năm ngoái do khó khăn chung của kinh tế khiến nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm nhân lực, đồng thời nâng chỉ tiêu tuyển dụng về chuyên môn và hạ thấp độ tuổi lao động. Do đó, cơ hội nhảy việc cho người lao động là không nhiều.
Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng những tháng đầu năm 2013, sự dịch chuyển lao động tuy còn tồn tại nhưng giảm hơn so với cùng kỳ năm 2012, tình trạng thiếu hụt lao động sau Tết giao động từ 12% -15%, chủ yếu diễn ra cục bộ trong một số nhóm ngành sử dụng nhiều lao động như dệt - may, chế biến lương thực thực phẩm, dịch vụ phục vụ.
Tháng 2/2013, dự kiến thành phố cần 15.000 lao động cho nhu cầu việc làm ổn định và khoảng 8.000 lao động thời vụ.
Riêng tháng 3/2013, thị trường cần 30.000 lao động để phát triển sản xuất kinh doanh, tập trung ở các ngành sản xuất như cơ khí, điện-điện lạnh-điện công nghiệp, kiến trúc-kỹ thuật xây dựng, cơ khí, nhựa-bao bì, bất động sản, dệt may-giày da./.
Theo các doanh nghiệp, thời gian tới, số công nhân trở lại thành phố làm việc sẽ tăng lên tuy nhiên vẫn có một số doanh nghiệp tỷ lệ công nhân tập trung trở lại chưa cao.
Năm nay, tỷ lệ công nhân trở lại làm việc đạt mức cao và ổn định là do tình trạng nhảy việc được hạn chế, các doanh nghiệp tuy khó khăn nhưng vẫn tập trung chăm lo đến đời sống công nhân trước, trong và sau Tết.
Theo nhận định của ông Nguyễn Tấn Định, Phó Trưởng ban Hepza: Năm nay, tỷ lệ nhảy việc trong các khu công nghiệp-khu chế xuất thấp hơn năm ngoái do khó khăn chung của kinh tế khiến nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm nhân lực, đồng thời nâng chỉ tiêu tuyển dụng về chuyên môn và hạ thấp độ tuổi lao động. Do đó, cơ hội nhảy việc cho người lao động là không nhiều.
Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng những tháng đầu năm 2013, sự dịch chuyển lao động tuy còn tồn tại nhưng giảm hơn so với cùng kỳ năm 2012, tình trạng thiếu hụt lao động sau Tết giao động từ 12% -15%, chủ yếu diễn ra cục bộ trong một số nhóm ngành sử dụng nhiều lao động như dệt - may, chế biến lương thực thực phẩm, dịch vụ phục vụ.
Tháng 2/2013, dự kiến thành phố cần 15.000 lao động cho nhu cầu việc làm ổn định và khoảng 8.000 lao động thời vụ.
Riêng tháng 3/2013, thị trường cần 30.000 lao động để phát triển sản xuất kinh doanh, tập trung ở các ngành sản xuất như cơ khí, điện-điện lạnh-điện công nghiệp, kiến trúc-kỹ thuật xây dựng, cơ khí, nhựa-bao bì, bất động sản, dệt may-giày da./.
Trần Xuân Tình (TTXVN)