Ngày 28/3, ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho biết tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên địa bàn thành phố quý 1/2013 tăng 7,6% (cùng kỳ năm trước tăng 7,4%).
Mức tăng này cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh từng bước phục hồi, khả quan hơn so với năm 2012 nhưng vẫn còn nhiều khó khăn.
Ông Thái Văn Rê, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố cho biết thêm: Chương trình bình ổn thị trường được triển khai hiệu quả, góp phần kiềm giữ tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, quý I chỉ tăng 1,15% so với tháng 12/2012 (cùng kỳ tăng 2,35%); sản xuất công nghiệp đã bắt đầu hồi phục, chỉ số phát triển công nghiệp của thành phố ước tăng 3,6%; nhiều nhóm mặt hàng chỉ số hàng tồn kho giảm như chế biến thực phẩm, đồ uống, da giày, may mặc, hóa chất. Kim ngạch xuất nhập khẩu đều tăng cao (xuất khẩu tăng 12,8% - cùng kỳ tăng 8,6%). Doanh thu dịch vụ du lịch, giao thông vận tải đều tăng khá.
Thành phố Hồ Chí Minh đang tập trung tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển kinh doanh, trong đó chú trọng các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản; phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước tháo gỡ khó khăn về lãi suất ngân hàng, đảm bảo hỗ trợ kịp thời, ưu tiên vay vốn cho 5 lĩnh vực: nông nghiệp và nông thôn, sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tăng cường thanh tra, kiểm tra kinh doanh ngoại tệ, vàng; chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục thực hiện đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, tăng cường thực hiện các giải pháp chủ động xử lý nợ xấu.
Bên cạnh đó, thành phố tổ chức đối thoại giữa chính quyền, cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp giúp tháo gỡ khó khăn vướng mắc, hỗ trợ, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp duy trì ổn định hoạt động sản xuất, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế thành phố.
Thành phố cũng tăng cường các hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt tập trung các hoạt động xúc tiến nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh cho doanh nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư nâng cao chất lượng hoạt động để tăng hiệu quả đầu tư nước ngoài và giúp phát triển các ngành theo đúng định hướng phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh.
Cùng với việc tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nhằm đưa hàng Việt sâu rộng tại thị trường nội địa, mở ra cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận và thiết lập chỗ đứng lâu dài, thành phố chú trọng thúc đẩy sản xuất công nghiệp, nhất là các ngành chế biến, chế tạo; thực hiện biện pháp phát triển thị trường, hỗ trợ các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, giảm hàng hóa tồn kho./.
Mức tăng này cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh từng bước phục hồi, khả quan hơn so với năm 2012 nhưng vẫn còn nhiều khó khăn.
Ông Thái Văn Rê, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố cho biết thêm: Chương trình bình ổn thị trường được triển khai hiệu quả, góp phần kiềm giữ tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, quý I chỉ tăng 1,15% so với tháng 12/2012 (cùng kỳ tăng 2,35%); sản xuất công nghiệp đã bắt đầu hồi phục, chỉ số phát triển công nghiệp của thành phố ước tăng 3,6%; nhiều nhóm mặt hàng chỉ số hàng tồn kho giảm như chế biến thực phẩm, đồ uống, da giày, may mặc, hóa chất. Kim ngạch xuất nhập khẩu đều tăng cao (xuất khẩu tăng 12,8% - cùng kỳ tăng 8,6%). Doanh thu dịch vụ du lịch, giao thông vận tải đều tăng khá.
Thành phố Hồ Chí Minh đang tập trung tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển kinh doanh, trong đó chú trọng các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản; phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước tháo gỡ khó khăn về lãi suất ngân hàng, đảm bảo hỗ trợ kịp thời, ưu tiên vay vốn cho 5 lĩnh vực: nông nghiệp và nông thôn, sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tăng cường thanh tra, kiểm tra kinh doanh ngoại tệ, vàng; chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục thực hiện đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, tăng cường thực hiện các giải pháp chủ động xử lý nợ xấu.
Bên cạnh đó, thành phố tổ chức đối thoại giữa chính quyền, cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp giúp tháo gỡ khó khăn vướng mắc, hỗ trợ, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp duy trì ổn định hoạt động sản xuất, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế thành phố.
Thành phố cũng tăng cường các hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt tập trung các hoạt động xúc tiến nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh cho doanh nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư nâng cao chất lượng hoạt động để tăng hiệu quả đầu tư nước ngoài và giúp phát triển các ngành theo đúng định hướng phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh.
Cùng với việc tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nhằm đưa hàng Việt sâu rộng tại thị trường nội địa, mở ra cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận và thiết lập chỗ đứng lâu dài, thành phố chú trọng thúc đẩy sản xuất công nghiệp, nhất là các ngành chế biến, chế tạo; thực hiện biện pháp phát triển thị trường, hỗ trợ các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, giảm hàng hóa tồn kho./.
Hà Huy Hiệp (TTXVN)