Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm giải quyết vấn nạn người lang thang xin ăn, sinh sống nơi công cộng, trong đó có chủ trương vận động người dân không nên cho tiền người xin ăn tại các ngã ba đường, đền chùa... mà nên đóng góp quỹ từ thiện tại những địa chỉ hợp pháp do các cơ quan, đơn vị được phép thành lập.
Nhiều đối tượng xin ăn đã tranh thủ lòng trắc ẩn của những người xung quanh để kiếm tiền bằng "nghề" ăn xin, cố bám trụ lại thành phố. Cũng từ đây hình thành nên những đường dây chăn dắt trẻ lang thang, người già đi xin ăn, sinh sống nơi công cộng; vừa làm mất đi mỹ quan thành phố vừa kéo theo nhiều tệ nạn xã hội, trong đó có nạn bóc lột lao động và xâm hại tình dục trẻ em.
Hiện Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương tập trung nhiều nhất đối tượng trẻ lang thang kiếm sống, trong đó có 70-80% là trẻ nhập cư.
Thành phố có hơn 10.000 trẻ lang thang kiếm sống trên các đường phố. Số trẻ em trên đều trong tình cảnh không nhà, không có nơi che chở, không được chăm sóc, nhiều nhất là trẻ em đến từ miền Trung, miền Bắc; trong đó hơn 5.000 em không biết chữ hoặc bỏ học, khoảng 28% là bé gái.
Những em này dễ bị tổn thương và là nạn nhân bị bóc lột sức lao động, HIV/AIDS, lạm dụng tình dục và bị đối xử tàn tệ. Các “điểm nóng” của nạn xin ăn, sinh sống nơi công cộng tại Thành phố Hồ Chí Minh, gồm khu vực Vòng xoay Hàng Xanh, Lăng Cha Cả, khu vực đường vào sân bay Tân Sơn Nhất, Công viên 23/9, Công viên Thống Nhất, ngã tư An Sương, chợ Bình Tây.
Theo ông Lê Chu Giang, Trưởng phòng Bảo trợ xã hội, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố sẽ “học tập” cách làm khá hiệu quả của Đà Nẵng là khi thấy người xin ăn thì sẽ tập trung họ vào trung tâm bảo trợ xã hội; hỗ trợ tiền cho những người kịp thời phát hiện các đối tượng ăn xin. Thành phố cũng sẽ thí điểm việc ký cam kết với một số địa phương nơi có trẻ em đi ăn xin như Thanh Hóa, Phú Yên, Quảng Ngãi, Long An, Thừa Thiên Huế.
Từ nay đến năm 2013, thành phố phấn đấu giải quyết không có người lang thang xin ăn, sinh sống nơi công cộng trên địa bàn quận: 1, 3, 4, 5, 6, Phú Nhuận, Bình Thạnh và Tân Bình. Đến năm 2015, các quận - huyện còn lại của thành phố sẽ giải quyết cơ bản vấn nạn này.
Ngành lao động, thương binh và xã hội thành phố cũng phấn đấu một năm dạy văn hóa, dạy nghề cho 300 người thuộc các trung tâm bảo trợ xã hội; tổ chức lao động sản xuất tại chỗ thường xuyên cho 800/người/năm; hằng năm cho hồi gia 300 đối tượng; thực hiện mạnh mẽ hơn nữa việc liên kết tìm việc làm cho các đối tượng xã hội qua các trung tâm giới thiệu việc làm, công ty, doanh nghiệp./.
Nhiều đối tượng xin ăn đã tranh thủ lòng trắc ẩn của những người xung quanh để kiếm tiền bằng "nghề" ăn xin, cố bám trụ lại thành phố. Cũng từ đây hình thành nên những đường dây chăn dắt trẻ lang thang, người già đi xin ăn, sinh sống nơi công cộng; vừa làm mất đi mỹ quan thành phố vừa kéo theo nhiều tệ nạn xã hội, trong đó có nạn bóc lột lao động và xâm hại tình dục trẻ em.
Hiện Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương tập trung nhiều nhất đối tượng trẻ lang thang kiếm sống, trong đó có 70-80% là trẻ nhập cư.
Thành phố có hơn 10.000 trẻ lang thang kiếm sống trên các đường phố. Số trẻ em trên đều trong tình cảnh không nhà, không có nơi che chở, không được chăm sóc, nhiều nhất là trẻ em đến từ miền Trung, miền Bắc; trong đó hơn 5.000 em không biết chữ hoặc bỏ học, khoảng 28% là bé gái.
Những em này dễ bị tổn thương và là nạn nhân bị bóc lột sức lao động, HIV/AIDS, lạm dụng tình dục và bị đối xử tàn tệ. Các “điểm nóng” của nạn xin ăn, sinh sống nơi công cộng tại Thành phố Hồ Chí Minh, gồm khu vực Vòng xoay Hàng Xanh, Lăng Cha Cả, khu vực đường vào sân bay Tân Sơn Nhất, Công viên 23/9, Công viên Thống Nhất, ngã tư An Sương, chợ Bình Tây.
Theo ông Lê Chu Giang, Trưởng phòng Bảo trợ xã hội, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố sẽ “học tập” cách làm khá hiệu quả của Đà Nẵng là khi thấy người xin ăn thì sẽ tập trung họ vào trung tâm bảo trợ xã hội; hỗ trợ tiền cho những người kịp thời phát hiện các đối tượng ăn xin. Thành phố cũng sẽ thí điểm việc ký cam kết với một số địa phương nơi có trẻ em đi ăn xin như Thanh Hóa, Phú Yên, Quảng Ngãi, Long An, Thừa Thiên Huế.
Từ nay đến năm 2013, thành phố phấn đấu giải quyết không có người lang thang xin ăn, sinh sống nơi công cộng trên địa bàn quận: 1, 3, 4, 5, 6, Phú Nhuận, Bình Thạnh và Tân Bình. Đến năm 2015, các quận - huyện còn lại của thành phố sẽ giải quyết cơ bản vấn nạn này.
Ngành lao động, thương binh và xã hội thành phố cũng phấn đấu một năm dạy văn hóa, dạy nghề cho 300 người thuộc các trung tâm bảo trợ xã hội; tổ chức lao động sản xuất tại chỗ thường xuyên cho 800/người/năm; hằng năm cho hồi gia 300 đối tượng; thực hiện mạnh mẽ hơn nữa việc liên kết tìm việc làm cho các đối tượng xã hội qua các trung tâm giới thiệu việc làm, công ty, doanh nghiệp./.
Trần Xuân Tình (TTXVN/Vietnam+)