Tại buổi họp ngày 12/1, đánh giá công tác quản lý chất thải nguy hại năm 2009 và triển khai kế hoạch quản lý chất thải nguy hại năm 2010, Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh công bố thành phố chưa quản lý hiệu quả chất thải nguy hại.
Là địa phương tập trung nhiều khu cụm công nghiệp, cũng như các cơ sở sản xuất công nghiệp quy mô vừa và nhỏ, mỗi ngày tại Thành phố Hồ Chí Minh, phát sinh khoảng 1.500 tấn chất thải rắn công nghiệp và 300 tấn chất thải rắn nguy hại.
Thực hiện pháp luật về quản lý chất thải nguy hại, đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đã cấp sổ chủ nguồn thải cho hơn 1.000 doanh nghiệp, đơn vị sản xuất; ngoài ra trên địa bàn thành phố cũng có 50 đơn vị được cấp phép vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại.
Tuy nhiên, công tác quản lý trong lĩnh vực này vẫn còn hạn chế. Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa có bãi chôn lấp chất thải an toàn trong khi chính sách khuyến khích các hoạt động tái chế chưa được chú trọng đúng mức. Điều này làm cho nguy cơ ô nhiễm môi trường từ chất thải nguy hại rất cao.
Bên cạnh đó, nhiều đơn vị được cấp giấy phép vận chuyển chất thải nguy hại, tuy nhiên trên thực tế lại chỉ chủ yếu thu mua phế liệu, xử lý cả các loại chất thải chưa được cho phép.
Cuối năm 2009, chỉ 15% số đơn vị báo cáo định kỳ theo quy định; xuất hiện nhiều doanh nghiệp tự ý thu gom chất thải nguy hại rồi đổ trộm ra môi trường tại các quận, huyện vùng ven đã bị lực lượng cảnh sát môi trường phát hiện.
Để thực hiện có hiệu quả việc quản lý chất thải nguy hại, góp phần bảo vệ môi trường, năm 2010, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ ứng dụng thí điểm công nghệ thông tin trong quản lý chất thải, tăng cường kiểm tra đột xuất các đơn vị đã được cấp phép và xem xét thu hồi giấy phép quản lý chất thải nguy hại đối với những trường hợp không đủ năng lực.
Đồng thời, Sở cũng khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư nhà máy xử lý và tái chế chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại nhằm tái chế, xử lý triệt để các loại chất thải nguy hại phát sinh tại địa phương./.
Là địa phương tập trung nhiều khu cụm công nghiệp, cũng như các cơ sở sản xuất công nghiệp quy mô vừa và nhỏ, mỗi ngày tại Thành phố Hồ Chí Minh, phát sinh khoảng 1.500 tấn chất thải rắn công nghiệp và 300 tấn chất thải rắn nguy hại.
Thực hiện pháp luật về quản lý chất thải nguy hại, đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đã cấp sổ chủ nguồn thải cho hơn 1.000 doanh nghiệp, đơn vị sản xuất; ngoài ra trên địa bàn thành phố cũng có 50 đơn vị được cấp phép vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại.
Tuy nhiên, công tác quản lý trong lĩnh vực này vẫn còn hạn chế. Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa có bãi chôn lấp chất thải an toàn trong khi chính sách khuyến khích các hoạt động tái chế chưa được chú trọng đúng mức. Điều này làm cho nguy cơ ô nhiễm môi trường từ chất thải nguy hại rất cao.
Bên cạnh đó, nhiều đơn vị được cấp giấy phép vận chuyển chất thải nguy hại, tuy nhiên trên thực tế lại chỉ chủ yếu thu mua phế liệu, xử lý cả các loại chất thải chưa được cho phép.
Cuối năm 2009, chỉ 15% số đơn vị báo cáo định kỳ theo quy định; xuất hiện nhiều doanh nghiệp tự ý thu gom chất thải nguy hại rồi đổ trộm ra môi trường tại các quận, huyện vùng ven đã bị lực lượng cảnh sát môi trường phát hiện.
Để thực hiện có hiệu quả việc quản lý chất thải nguy hại, góp phần bảo vệ môi trường, năm 2010, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ ứng dụng thí điểm công nghệ thông tin trong quản lý chất thải, tăng cường kiểm tra đột xuất các đơn vị đã được cấp phép và xem xét thu hồi giấy phép quản lý chất thải nguy hại đối với những trường hợp không đủ năng lực.
Đồng thời, Sở cũng khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư nhà máy xử lý và tái chế chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại nhằm tái chế, xử lý triệt để các loại chất thải nguy hại phát sinh tại địa phương./.
Ngọc Giang (Vietnam+)