Ngày 24/11, Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức khởi công dự án nạo vét luồng tàu biển trên sông Soài Rạp giai đoạn 2, đoạn từ khu vực cảng container trung tâm quốc tế Sài Gòn (SPCT) ra đến cửa biển.
Đây là công trình giao thông đường thủy cấp đặc biệt có tổng mức đầu tư 2.797 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn tài trợ Vương quốc Bỉ 76 triệu euro, vốn đối ứng từ ngân sách Thành phố Hồ Chí Minh là 624 tỷ đồng. Dự kiến thời gian thi công dự án 14 tháng.
Quy mô dự án bao gồm nạo vét luồng hàng hải dài 54km đến độ sâu âm 9,5m (hệ hải đồ) với khối lượng hơn 11,5 triệu m3, đáp ứng cho tàu biển có trọng tải 30.000 DWT (đầy tải) và 50.000 DWT (giảm tải). Ngoài ra, dự án còn thực hiện lắp đặt hệ thống báo hiệu hàng hải, hoàn chỉnh hệ thống phao tiêu và thiết bị đồng bộ bảo đảm dẫn đường cho tàu ra vào trên luồng cả ngày lẫn đêm.
Đầu tư nạo vét nâng cấp mở rộng luồng tàu và hệ thống phao tiêu báo hiệu trên luồng Soài Rạp theo quyết định của Bộ Giao thông vận tải, sẽ đáp ứng yêu cầu thông qua tàu có tải trọng đến 50.000 DWT (đầy tải) và đến 70.000 DWT (giảm tải) ra vào cảng dọc trên sông Soài Rạp an toàn, thuận lợi đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, cũng như nhu cầu phát triển hệ thống cảng biển trên sông Soài Rạp.
Theo Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, công trình khi hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ hình thành và phát triển cảng cửa ngõ quốc tế, hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển vận tải biển của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và của Việt Nam nói chung, nâng tầm vị thế kinh tế biển Việt Nam ngang tầm thế giới, thu hút lượng hàng hóa trung chuyển trong khu vực. Bên cạnh đó, giảm lưu lượng giao thông, giải tỏa ùn tác khu vực trung tâm thành phố, hỗ trợ phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất và tạo điều kiện phát triển đô thị.
Trước đó, giai đoạn 1 của dự án nạo vét luồng Soài Rạp đã hoàn thành vào cuối năm 2007 và đưa vào sử dụng với chiều dài hơn 59 km, rộng 200 m cho tàu có trọng tải 5.000 DWT (đầy tải) và tàu 15.000 DWT (giảm tải) hoạt động trên luồng./.
Đây là công trình giao thông đường thủy cấp đặc biệt có tổng mức đầu tư 2.797 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn tài trợ Vương quốc Bỉ 76 triệu euro, vốn đối ứng từ ngân sách Thành phố Hồ Chí Minh là 624 tỷ đồng. Dự kiến thời gian thi công dự án 14 tháng.
Quy mô dự án bao gồm nạo vét luồng hàng hải dài 54km đến độ sâu âm 9,5m (hệ hải đồ) với khối lượng hơn 11,5 triệu m3, đáp ứng cho tàu biển có trọng tải 30.000 DWT (đầy tải) và 50.000 DWT (giảm tải). Ngoài ra, dự án còn thực hiện lắp đặt hệ thống báo hiệu hàng hải, hoàn chỉnh hệ thống phao tiêu và thiết bị đồng bộ bảo đảm dẫn đường cho tàu ra vào trên luồng cả ngày lẫn đêm.
Đầu tư nạo vét nâng cấp mở rộng luồng tàu và hệ thống phao tiêu báo hiệu trên luồng Soài Rạp theo quyết định của Bộ Giao thông vận tải, sẽ đáp ứng yêu cầu thông qua tàu có tải trọng đến 50.000 DWT (đầy tải) và đến 70.000 DWT (giảm tải) ra vào cảng dọc trên sông Soài Rạp an toàn, thuận lợi đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, cũng như nhu cầu phát triển hệ thống cảng biển trên sông Soài Rạp.
Theo Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, công trình khi hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ hình thành và phát triển cảng cửa ngõ quốc tế, hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển vận tải biển của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và của Việt Nam nói chung, nâng tầm vị thế kinh tế biển Việt Nam ngang tầm thế giới, thu hút lượng hàng hóa trung chuyển trong khu vực. Bên cạnh đó, giảm lưu lượng giao thông, giải tỏa ùn tác khu vực trung tâm thành phố, hỗ trợ phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất và tạo điều kiện phát triển đô thị.
Trước đó, giai đoạn 1 của dự án nạo vét luồng Soài Rạp đã hoàn thành vào cuối năm 2007 và đưa vào sử dụng với chiều dài hơn 59 km, rộng 200 m cho tàu có trọng tải 5.000 DWT (đầy tải) và tàu 15.000 DWT (giảm tải) hoạt động trên luồng./.
Hoàng Anh Tuấn (TTXVN)