Tại Thành phố Hồ Chí Minh, số ca mắc sốt xuất huyết và tay chân miệng đang tăng nhanh.
Ở Bệnh viện Nhi Đồng 2 mỗi ngày có khoảng 10 bệnh nhi mắc sốt xuất huyết nhập viện. Tuần qua, bệnh viện có gần 70 trường hợp sốt xuất huyết đến khám, trong đó có hơn 60 trường hợp phải nhập viện điều trị.
Ngày 27/7, có hơn 30 ca sốt xuất huyết đang điều trị nội trú, trong đó có 10% ca sốt xuất huyết độ 3, độ 4.
Còn tại bệnh viện Nhi Đồng 1, số ca sốt xuất huyết nhập viện cũng gia tăng, trung bình mỗi ngày có hơn 100 ca đang điều trị nội trú, tăng 50 % so với tháng trước và xuất hiện nhiều ca nặng.
Theo bác sĩ Lê Trường Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, bệnh tay chân miệng đang diễn biến phức tạp, số ca liên tục tăng trong nhiều tháng liền và chưa có chiều hướng giảm.
Các quận, huyện có số ca tay chân miệng tăng cao là quận 8, quận 10, Tân Bình, Bình Thạnh, Hóc Môn. Trong tháng Sáu vừa qua thành phố có hơn 340 ca tay chân miệng, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, sáu tháng đầu năm nay có gần 1.640 ca tay chân miệng, tăng 20% so với cùng kỳ.
Tại các bệnh viện, trong tháng Bảy này, số ca tay chân miệng lại tiếp tục gia tăng như Bệnh viện Nhi Đồng 1 trung bình mỗi ngày có khoảng 30 ca điều trị nội trú, tăng 50% so tháng trước; Bệnh viện Nhi Đồng 2 cũng có hơn 20 trường hợp mắc tay chân miệng đang điều trị nội trú.
Cũng theo bác sĩ Giang, công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng chưa đạt được hiệu quả. Các quận, huyện phải đánh giá lại chiến dịch phòng, chống tay chân miệng tại địa phương trong thời gian qua để có kế hoạch phòng bệnh hiệu quả, tránh để bệnh gia tăng vào mùa tựu trường.
Bệnh sốt xuất huyết sẽ tăng mạnh trong mùa mưa, do đó cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện các ổ lăng quăng, xác định rõ các điểm nguy cơ, vùng nguy cơ để tập trung phòng bệnh, xử lý các ổ dịch sốt xuất huyết ở cả nơi cư trú và nơi làm việc./.
Ở Bệnh viện Nhi Đồng 2 mỗi ngày có khoảng 10 bệnh nhi mắc sốt xuất huyết nhập viện. Tuần qua, bệnh viện có gần 70 trường hợp sốt xuất huyết đến khám, trong đó có hơn 60 trường hợp phải nhập viện điều trị.
Ngày 27/7, có hơn 30 ca sốt xuất huyết đang điều trị nội trú, trong đó có 10% ca sốt xuất huyết độ 3, độ 4.
Còn tại bệnh viện Nhi Đồng 1, số ca sốt xuất huyết nhập viện cũng gia tăng, trung bình mỗi ngày có hơn 100 ca đang điều trị nội trú, tăng 50 % so với tháng trước và xuất hiện nhiều ca nặng.
Theo bác sĩ Lê Trường Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, bệnh tay chân miệng đang diễn biến phức tạp, số ca liên tục tăng trong nhiều tháng liền và chưa có chiều hướng giảm.
Các quận, huyện có số ca tay chân miệng tăng cao là quận 8, quận 10, Tân Bình, Bình Thạnh, Hóc Môn. Trong tháng Sáu vừa qua thành phố có hơn 340 ca tay chân miệng, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, sáu tháng đầu năm nay có gần 1.640 ca tay chân miệng, tăng 20% so với cùng kỳ.
Tại các bệnh viện, trong tháng Bảy này, số ca tay chân miệng lại tiếp tục gia tăng như Bệnh viện Nhi Đồng 1 trung bình mỗi ngày có khoảng 30 ca điều trị nội trú, tăng 50% so tháng trước; Bệnh viện Nhi Đồng 2 cũng có hơn 20 trường hợp mắc tay chân miệng đang điều trị nội trú.
Cũng theo bác sĩ Giang, công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng chưa đạt được hiệu quả. Các quận, huyện phải đánh giá lại chiến dịch phòng, chống tay chân miệng tại địa phương trong thời gian qua để có kế hoạch phòng bệnh hiệu quả, tránh để bệnh gia tăng vào mùa tựu trường.
Bệnh sốt xuất huyết sẽ tăng mạnh trong mùa mưa, do đó cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện các ổ lăng quăng, xác định rõ các điểm nguy cơ, vùng nguy cơ để tập trung phòng bệnh, xử lý các ổ dịch sốt xuất huyết ở cả nơi cư trú và nơi làm việc./.
Mai Phương (TTXVN/Vietnam+)