Ngày 4/4, phát biểu tại cuộc tọa đàm với các các chuyên gia kinh tế để đóng góp ý kiến về việc xây dựng Đề án Tái cấu trúc nền kinh tế thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2020, ông Lê Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh cần phải thực hiện quyết liệt và triệt để các giải pháp tái cấu trúc nền kinh tế thành phố với các cách làm phù hợp với mô hình tăng trưởng và cấu trúc kinh tế của thành phố.
Đề án Tái cấu trúc nền kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh là một phần của Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế thành phố giai đoạn 2011-2015 - một trong 6 chương trình đột phá của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX.
Tại cuộc tọa đàm, các chuyên gia kinh tế đã nêu rõ kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh mặc dù tăng trưởng nhanh hơn so với cả nước nhưng trong một thời gian dài phát triển chủ yếu theo chiều rộng, chất lượng tăng trưởng thấp, thiếu bền vững. Các nguồn lực được sử dụng còn kém hiệu quả, năng suất lao động và năng lực cạnh tranh thấp.
Hiện nay, thành phố phải đối mặt với những khó khăn, thách thức ngày càng to lớn trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, gia tăng dân số, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, môi trường bị ô nhiễm… Do vậy, nếu tiếp tục duy trì cấu trúc kinh tế hiện nay sẽ ảnh hưởng không tốt đến phát triển kinh tế-xã hội của thành phố.
Các ý kiến tại tọa đàm cũng đã nhận dạng mô hình tăng trưởng và cấu trúc kinh tế của thành phố trong thời gian qua; đề xuất mô hình tăng trưởng và cấu trúc kinh tế giai đoạn tới và các giải pháp triển khai thực hiện tái cấu trúc kinh tế. Việc thực hiện tái cấu trúc phải có trọng điểm, ưu tiên lựa chọn những khu vực kinh tế, thành phần kinh tế và những ngành kinh tế có tiềm năng và lợi thế phát triển, đóng vai trò động lực phát triển của thành phố thực hiện tái cấu trúc trên cơ sở đó tạo sự lan tỏa đến toàn bộ nền kinh tế. Tái cấu trúc kinh tế thành phố gắn liền với Chương trình tái cấu trúc nền kinh tế của cả nước và đối với một số ngành, lĩnh vực sẽ được thực hiện theo Chương trình tái cấu trúc nền kinh tế của Trung ương.
Theo ông Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc nghiên cứu của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, khi xây dựng đề án, cần đề ra những giải pháp cụ thể cho các vấn đề cụ thể; xác định rõ những khó khăn, vướng mắc đang cản trở nền kinh tế thành phố phát triển.
Ông Trần Sinh, Giám đốc Trung tâm kinh tế miền Nam nhận định: Thành phố phải thay đổi phương hướng sản xuất, tập trung cho sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, phát triển thương mại dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tài chính ngân hàng.
Chuyên gia kinh tế Phan Chánh Dưỡng cho rằng cần có giải pháp tổng thế cho đề án tái cấu trúc nền kinh tế thành phố, nên làm từng bước với các giải pháp thích hợp chứ không nên chọn giải pháp tăng tốc mà không hiệu quả…/.
Đề án Tái cấu trúc nền kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh là một phần của Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế thành phố giai đoạn 2011-2015 - một trong 6 chương trình đột phá của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX.
Tại cuộc tọa đàm, các chuyên gia kinh tế đã nêu rõ kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh mặc dù tăng trưởng nhanh hơn so với cả nước nhưng trong một thời gian dài phát triển chủ yếu theo chiều rộng, chất lượng tăng trưởng thấp, thiếu bền vững. Các nguồn lực được sử dụng còn kém hiệu quả, năng suất lao động và năng lực cạnh tranh thấp.
Hiện nay, thành phố phải đối mặt với những khó khăn, thách thức ngày càng to lớn trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, gia tăng dân số, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, môi trường bị ô nhiễm… Do vậy, nếu tiếp tục duy trì cấu trúc kinh tế hiện nay sẽ ảnh hưởng không tốt đến phát triển kinh tế-xã hội của thành phố.
Các ý kiến tại tọa đàm cũng đã nhận dạng mô hình tăng trưởng và cấu trúc kinh tế của thành phố trong thời gian qua; đề xuất mô hình tăng trưởng và cấu trúc kinh tế giai đoạn tới và các giải pháp triển khai thực hiện tái cấu trúc kinh tế. Việc thực hiện tái cấu trúc phải có trọng điểm, ưu tiên lựa chọn những khu vực kinh tế, thành phần kinh tế và những ngành kinh tế có tiềm năng và lợi thế phát triển, đóng vai trò động lực phát triển của thành phố thực hiện tái cấu trúc trên cơ sở đó tạo sự lan tỏa đến toàn bộ nền kinh tế. Tái cấu trúc kinh tế thành phố gắn liền với Chương trình tái cấu trúc nền kinh tế của cả nước và đối với một số ngành, lĩnh vực sẽ được thực hiện theo Chương trình tái cấu trúc nền kinh tế của Trung ương.
Theo ông Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc nghiên cứu của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, khi xây dựng đề án, cần đề ra những giải pháp cụ thể cho các vấn đề cụ thể; xác định rõ những khó khăn, vướng mắc đang cản trở nền kinh tế thành phố phát triển.
Ông Trần Sinh, Giám đốc Trung tâm kinh tế miền Nam nhận định: Thành phố phải thay đổi phương hướng sản xuất, tập trung cho sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, phát triển thương mại dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tài chính ngân hàng.
Chuyên gia kinh tế Phan Chánh Dưỡng cho rằng cần có giải pháp tổng thế cho đề án tái cấu trúc nền kinh tế thành phố, nên làm từng bước với các giải pháp thích hợp chứ không nên chọn giải pháp tăng tốc mà không hiệu quả…/.
Hà Huy Hiệp (TTXVN)