84% số lao động tại các khu công nghiệp-khu chế xuất ở Thành phố Hồ Chí Minh chưa qua đào tạo trình độ trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Một thực trạng đáng quan tâm tại các khu công nghiệp-khu chế xuất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là tỷ lệ lao động qua đào tạo cấp đại học, cao đẳng trở lên chỉ chiếm 6,7%, trong khi lao động phổ thông trình độ trung học cơ sở và trung học phổ thông chưa qua đào tạo chiếm đến 84%.
Tại Hội thảo “Nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển các khu công nghiệp-khu chế xuất Thành phố Hồ Chí Minh” ngày 3/6, ông Nguyễn Tấn Định, Phó Ban quản lý các khu công nghiệp-khu chế xuất Thành phố Hồ Chí Minh (HEPZA), cho biết tính đến tháng 6/2010, các khu công nghiệp-khu chế xuất trên địa bàn thành phố đã thu hút 1.034 doanh nghiệp đầu tư với 252.568 lao động ở độ tuổi 18-25, trong đó lao động nữ chiếm 65% và tập trung lao động nhiều nhất là các ngành: dệt may (28,44%), da giày (18,66%), điện-điện tử (17,5%), cơ khí (16,5%), chế biến thực phẩm (10,5%)...
Ngoài ưu điểm như tính cần cù, chịu khó, khả năng tiếp thu công nghệ nhanh, ham học hỏi thì lao động trong các khu công nghiệp-khu chế xuất còn bộc lộ nhiều hạn chế như tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm đến 84%, trên 60% là lao động các tỉnh, tập trung ở những ngành nghề thâm dụng lao động như may mặc, da giày và các ngành không có yêu cầu về trình độ học vấn.
Việc phần lớn lao động có tay nghề thấp, chưa qua đào tạo, tình trạng khan hiếm lao động như hiện nay đã kéo theo thực trạng nhân công giá rẻ, làm giảm chất lượng nguồn nhân lực, giảm năng suất sản xuất của các khu công nghiệp-khu chế xuất.
Trong khi đó, những bất cập trong đào tạo nghề vẫn chưa được khắc phục như đào tạo không gắn với nhu cầu tuyển dụng, không huy động được sự tham gia của doanh nghiệp; nhiều đơn vị chỉ chú trọng kinh doanh chứ không quan tâm đến hiệu quả trong đào tạo, không ít nơi “đào tạo chay."
Hơn 70% công nhân có nhu cầu học để nâng cao chuyên môn, tìm việc làm thu nhập khá hơn và thăng tiến nhưng rất khó thực hiện vì áp lực tăng ca, thu nhập thấp, thời gian và chi phí đào tạo.
Để giải quyết thực trạng trên, nhiều ý kiến cho rằng cần phải có sự hợp tác, chia sẻ giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo, thực hiện mạnh hơn nữa chính sách an sinh cho người lao động như xây nhà lưu trú, nhà giữ trẻ, các phòng khám đa khoa, khu mua sắm cho công nhân, hình thành các tuyến xe buýt hỗ trợ công nhân...
Nhà trường, các đơn vị giới thiệu việc làm và bản thân doanh nghiệp cần chủ động khảo sát một cách có trách nhiệm nhu cầu tìm việc-tìm người để từ đó tạo ra kênh thông tin việc làm mang tính định hướng cho công tác đào tạo nghề.
Doanh nghiệp cũng cần phải xây dựng văn hóa công ty tạo sự gắn kết, minh bạch các chế độ đãi ngộ, chính sách tiền lương cũng như cơ hội học tập thăng tiến cho người lao động.
Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 13 khu công nghiệp-khu chế xuất đang hoạt động và hai khu công nghiệp đang hoàn chỉnh hạ tầng, đến năm 2020 thành phố sẽ có 23 khu công nghiệp-khu chế xuất với diện tích 2.475,4ha và 4 khu công nghiệp dự kiến sẽ mở rộng thêm 849ha.
Nhu cầu lao động, nhất là lao động có chuyên môn là rất lớn. Chỉ tính đến năm 2015, dự báo nhu cầu lao động trong các doanh nghiệp thuộc HEPZA là 100.000 người, trong đó lao động trình độ công nhân kỹ thuật là 19%, trung cấp chiếm 12%, cao đẳng đại học chiếm 17% và lao động phổ thông chưa qua đào tạo chiếm 32%./.
Một thực trạng đáng quan tâm tại các khu công nghiệp-khu chế xuất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là tỷ lệ lao động qua đào tạo cấp đại học, cao đẳng trở lên chỉ chiếm 6,7%, trong khi lao động phổ thông trình độ trung học cơ sở và trung học phổ thông chưa qua đào tạo chiếm đến 84%.
Tại Hội thảo “Nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển các khu công nghiệp-khu chế xuất Thành phố Hồ Chí Minh” ngày 3/6, ông Nguyễn Tấn Định, Phó Ban quản lý các khu công nghiệp-khu chế xuất Thành phố Hồ Chí Minh (HEPZA), cho biết tính đến tháng 6/2010, các khu công nghiệp-khu chế xuất trên địa bàn thành phố đã thu hút 1.034 doanh nghiệp đầu tư với 252.568 lao động ở độ tuổi 18-25, trong đó lao động nữ chiếm 65% và tập trung lao động nhiều nhất là các ngành: dệt may (28,44%), da giày (18,66%), điện-điện tử (17,5%), cơ khí (16,5%), chế biến thực phẩm (10,5%)...
Ngoài ưu điểm như tính cần cù, chịu khó, khả năng tiếp thu công nghệ nhanh, ham học hỏi thì lao động trong các khu công nghiệp-khu chế xuất còn bộc lộ nhiều hạn chế như tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm đến 84%, trên 60% là lao động các tỉnh, tập trung ở những ngành nghề thâm dụng lao động như may mặc, da giày và các ngành không có yêu cầu về trình độ học vấn.
Việc phần lớn lao động có tay nghề thấp, chưa qua đào tạo, tình trạng khan hiếm lao động như hiện nay đã kéo theo thực trạng nhân công giá rẻ, làm giảm chất lượng nguồn nhân lực, giảm năng suất sản xuất của các khu công nghiệp-khu chế xuất.
Trong khi đó, những bất cập trong đào tạo nghề vẫn chưa được khắc phục như đào tạo không gắn với nhu cầu tuyển dụng, không huy động được sự tham gia của doanh nghiệp; nhiều đơn vị chỉ chú trọng kinh doanh chứ không quan tâm đến hiệu quả trong đào tạo, không ít nơi “đào tạo chay."
Hơn 70% công nhân có nhu cầu học để nâng cao chuyên môn, tìm việc làm thu nhập khá hơn và thăng tiến nhưng rất khó thực hiện vì áp lực tăng ca, thu nhập thấp, thời gian và chi phí đào tạo.
Để giải quyết thực trạng trên, nhiều ý kiến cho rằng cần phải có sự hợp tác, chia sẻ giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo, thực hiện mạnh hơn nữa chính sách an sinh cho người lao động như xây nhà lưu trú, nhà giữ trẻ, các phòng khám đa khoa, khu mua sắm cho công nhân, hình thành các tuyến xe buýt hỗ trợ công nhân...
Nhà trường, các đơn vị giới thiệu việc làm và bản thân doanh nghiệp cần chủ động khảo sát một cách có trách nhiệm nhu cầu tìm việc-tìm người để từ đó tạo ra kênh thông tin việc làm mang tính định hướng cho công tác đào tạo nghề.
Doanh nghiệp cũng cần phải xây dựng văn hóa công ty tạo sự gắn kết, minh bạch các chế độ đãi ngộ, chính sách tiền lương cũng như cơ hội học tập thăng tiến cho người lao động.
Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 13 khu công nghiệp-khu chế xuất đang hoạt động và hai khu công nghiệp đang hoàn chỉnh hạ tầng, đến năm 2020 thành phố sẽ có 23 khu công nghiệp-khu chế xuất với diện tích 2.475,4ha và 4 khu công nghiệp dự kiến sẽ mở rộng thêm 849ha.
Nhu cầu lao động, nhất là lao động có chuyên môn là rất lớn. Chỉ tính đến năm 2015, dự báo nhu cầu lao động trong các doanh nghiệp thuộc HEPZA là 100.000 người, trong đó lao động trình độ công nhân kỹ thuật là 19%, trung cấp chiếm 12%, cao đẳng đại học chiếm 17% và lao động phổ thông chưa qua đào tạo chiếm 32%./.
Trần Xuân Tình (TTXVN/Vietnam+)