Ngày 3/8, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) phối hợp với Cục Thống kê và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo “Nghèo đô thị và phương pháp tiếp cận đa chiều trong giảm nghèo tại Thành phố Hồ Chí Minh.”
Tại hội thảo, bà Lê Thị Thanh Loan, Quyền Cục trưởng Cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh công tác giảm nghèo chỉ dựa trên tiêu chí kinh tế theo truyền thống là chưa đủ mà cần phải dựa trên các tiêu chí đa chiều.
Cách tiếp cận đa chiều giúp đánh giá đời sống của dân cư toàn diện hơn và các chính sách giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân cần dựa trên cách đánh giá nhiều chiều này.
Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn với các chỉ tiêu kinh tế xã hội phát triển cao. Tuy nhiên, thành phố cũng đang tồn tại chênh lệch về thu nhập, dân di cư chiếm tỷ trọng lớn trong dân số và có xu hướng tăng lên. Vấn đề giảm nghèo cũng đang được thành phố quan tâm thực hiện.
Theo Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Xê, trong gần 20 năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã huy động tổng nguồn vốn cho chương trình giảm nghèo đạt hơn 15.000 tỷ đồng, hơn 1,1 triệu lượt hộ nghèo đã được vay vốn để sản xuất, qua đó giảm số hộ nghèo của thành phố xuống còn hơn 100.000 hộ, chiếm 5,69% tổng số hộ dân.
Theo Trung tâm Phân tích và Dự báo, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, chỉ số nghèo đa chiều (MPI) đưa ra 8 chiều cơ bản gồm thu nhập, giáo dục, y tế, tiếp cận hệ thống an sinh xã hội, chất lượng và diện tích nhà ở, dịch vụ nhà ở, tham gia các hoạt động xã hội, an toàn xã hội.
Dựa vào các tiêu chí trên, yếu tố thu nhập không phải là yếu tố quan trọng phản ánh tình trạng nghèo đa chiều tại Thành phố Hồ Chí Minh, vì yếu tố này có tỷ lệ hộ nghèo thấp. Dân di cư và an sinh xã hội là yếu tố đóng góp hàng đầu vào chỉ số đa chiều, tiếp đó là chất lượng, diện tích nhà ở.
Theo các chuyên gia, để giảm nghèo một cách bền vững, Thành phố Hồ Chí Minh cần tăng cường tiếp cận hệ thống an sinh xã hội, cải thiện các dịch vụ liên quan đến nhà ở, nâng cao chất lượng và cải thiện diện tích nhà ở. Bộ phận dân di cư ở thành phố chiếm một phần lớn trong số những người nghèo, do đó, cần có những chính sách dài hạn nhằm giúp họ thoát khỏi tình trạng thiếu hụt những điều kiện sống cơ bản.
Mặt khác, các chương trình giảm nghèo phải gắn liền với quy hoạch và phát triển kinh tế-xã hội, chủ động lồng ghép chương trình giảm nghèo với các chương trình khác, chú trọng xây dựng mạng lưới an sinh xã hội giảm nguy cơ rủi ro cho người nghèo trước những thay đổi của cuộc sống.
Ngoài việc tăng thu nhập của người dân, thành phố cần quan tâm đến những hỗ trợ về giáo dục, y tế, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, nhà ở.
Bà Lê Thị Thanh Loan cho biết chỉ số nghèo đa chiều cũng đã được Thành phố Hồ Chí Minh tiếp cận và thực hiện. Qua hội thảo này với những nghiên cứu phân tích rõ và đầy đủ hơn về các khía cạnh nghèo đa chiều sẽ giúp cho thành phố có hướng thực hiện các chính sách giảm nghèo, tăng hộ khá trong thời gian tới./.
Tại hội thảo, bà Lê Thị Thanh Loan, Quyền Cục trưởng Cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh công tác giảm nghèo chỉ dựa trên tiêu chí kinh tế theo truyền thống là chưa đủ mà cần phải dựa trên các tiêu chí đa chiều.
Cách tiếp cận đa chiều giúp đánh giá đời sống của dân cư toàn diện hơn và các chính sách giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân cần dựa trên cách đánh giá nhiều chiều này.
Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn với các chỉ tiêu kinh tế xã hội phát triển cao. Tuy nhiên, thành phố cũng đang tồn tại chênh lệch về thu nhập, dân di cư chiếm tỷ trọng lớn trong dân số và có xu hướng tăng lên. Vấn đề giảm nghèo cũng đang được thành phố quan tâm thực hiện.
Theo Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Xê, trong gần 20 năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã huy động tổng nguồn vốn cho chương trình giảm nghèo đạt hơn 15.000 tỷ đồng, hơn 1,1 triệu lượt hộ nghèo đã được vay vốn để sản xuất, qua đó giảm số hộ nghèo của thành phố xuống còn hơn 100.000 hộ, chiếm 5,69% tổng số hộ dân.
Theo Trung tâm Phân tích và Dự báo, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, chỉ số nghèo đa chiều (MPI) đưa ra 8 chiều cơ bản gồm thu nhập, giáo dục, y tế, tiếp cận hệ thống an sinh xã hội, chất lượng và diện tích nhà ở, dịch vụ nhà ở, tham gia các hoạt động xã hội, an toàn xã hội.
Dựa vào các tiêu chí trên, yếu tố thu nhập không phải là yếu tố quan trọng phản ánh tình trạng nghèo đa chiều tại Thành phố Hồ Chí Minh, vì yếu tố này có tỷ lệ hộ nghèo thấp. Dân di cư và an sinh xã hội là yếu tố đóng góp hàng đầu vào chỉ số đa chiều, tiếp đó là chất lượng, diện tích nhà ở.
Theo các chuyên gia, để giảm nghèo một cách bền vững, Thành phố Hồ Chí Minh cần tăng cường tiếp cận hệ thống an sinh xã hội, cải thiện các dịch vụ liên quan đến nhà ở, nâng cao chất lượng và cải thiện diện tích nhà ở. Bộ phận dân di cư ở thành phố chiếm một phần lớn trong số những người nghèo, do đó, cần có những chính sách dài hạn nhằm giúp họ thoát khỏi tình trạng thiếu hụt những điều kiện sống cơ bản.
Mặt khác, các chương trình giảm nghèo phải gắn liền với quy hoạch và phát triển kinh tế-xã hội, chủ động lồng ghép chương trình giảm nghèo với các chương trình khác, chú trọng xây dựng mạng lưới an sinh xã hội giảm nguy cơ rủi ro cho người nghèo trước những thay đổi của cuộc sống.
Ngoài việc tăng thu nhập của người dân, thành phố cần quan tâm đến những hỗ trợ về giáo dục, y tế, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, nhà ở.
Bà Lê Thị Thanh Loan cho biết chỉ số nghèo đa chiều cũng đã được Thành phố Hồ Chí Minh tiếp cận và thực hiện. Qua hội thảo này với những nghiên cứu phân tích rõ và đầy đủ hơn về các khía cạnh nghèo đa chiều sẽ giúp cho thành phố có hướng thực hiện các chính sách giảm nghèo, tăng hộ khá trong thời gian tới./.
Hoàng Anh Tuấn (TTXVN/Vietnam+)