Ngày 3/4, theo Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố đã chi hơn 332 tỷ đồng cho 4 chương trình bình ổn năm 2012 và Tết Quý Tỵ năm 2013 (thời gian thực hiện từ 1/4/2012-31/3/2013).
Theo danh sách có khoảng 49 doanh nghiệp đăng ký tham gia, trong đó các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn mặt hàng thuốc và sữa không nhận vốn, còn chương trình bình ổn lương thực-thực phẩm và những mặt hàng phục vụ mùa khai trường 2012-2013 có nhiều doanh nghiệp không nhận vốn hoặc chỉ nhận một phần vốn.
Tuy nhiên, tất cả các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn năm nay đều cam kết đảm bảo nguồn cung hàng hóa chiếm bình quân khoảng 25-50% nhu cầu thị trường, tùy theo từng nhóm mặt hàng, tăng trung bình 15-30% so với năm trước.
Trong chương trình bình ổn năm nay, thành phố còn bổ sung thêm nhiều chủng loại hàng hóa, đa dạng hóa sản phẩm mới để phục vụ người tiêu dùng tốt hơn. Chương trình bình ổn giá lương thực-thực phẩm tiếp tục thực hiện bình ổn 9 nhóm mặt hàng: gạo, đường, dầu ăn, thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ quả và thủy hải sản, nhưng các mặt hàng sẽ được đa đạng chủng loại, điển hình là gạo thơm Jasmine lần đầu tiên được bổ sung vào danh sách bình ổn.
Đối với nhóm mặt hàng sữa bột, ngoài tăng thêm 3 dòng sản phẩm: sữa bột trẻ em từ 1-3 tuổi và 4-10 tuổi, sữa cho phụ nữ mang thai, sữa bột chức năng và sữa dinh dưỡng, thì dòng sản phẩm sữa nước (sữa dinh dưỡng bổ sung vi chất) cũng được thêm vào danh sách bình ổn. Riêng nhóm mặt hàng thuốc, có 13 nhóm thuốc sản xuất trong nước, với 53 hoạt chất, 70 mặt hàng gồm các loại thuốc có nhu cầu sử dụng nhiều trong xã hội như thuốc giảm đau-hạ sốt, chống dị ứng, trị ho, kháng sinh, kháng viêm, trị giun, nhỏ mắt…
Bên cạnh những quy định, tiêu chí phải tuân thủ trong chương trình bình ổn thì các Sở, ngành thành phố khuyến khích doanh nghiệp tập trung vào các giải pháp đảm bảo chất lượng hàng hóa, an toàn vệ sinh thực phẩm; cân đối cung cầu thị trường, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng; đặc biệt phải đưa hàng bình ổn phân phối rộng khắp các vùng sâu, vùng xa, khu chế xuất-khu công nghiệp, quận-huyện ngoại thành…/.
Theo danh sách có khoảng 49 doanh nghiệp đăng ký tham gia, trong đó các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn mặt hàng thuốc và sữa không nhận vốn, còn chương trình bình ổn lương thực-thực phẩm và những mặt hàng phục vụ mùa khai trường 2012-2013 có nhiều doanh nghiệp không nhận vốn hoặc chỉ nhận một phần vốn.
Tuy nhiên, tất cả các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn năm nay đều cam kết đảm bảo nguồn cung hàng hóa chiếm bình quân khoảng 25-50% nhu cầu thị trường, tùy theo từng nhóm mặt hàng, tăng trung bình 15-30% so với năm trước.
Trong chương trình bình ổn năm nay, thành phố còn bổ sung thêm nhiều chủng loại hàng hóa, đa dạng hóa sản phẩm mới để phục vụ người tiêu dùng tốt hơn. Chương trình bình ổn giá lương thực-thực phẩm tiếp tục thực hiện bình ổn 9 nhóm mặt hàng: gạo, đường, dầu ăn, thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ quả và thủy hải sản, nhưng các mặt hàng sẽ được đa đạng chủng loại, điển hình là gạo thơm Jasmine lần đầu tiên được bổ sung vào danh sách bình ổn.
Đối với nhóm mặt hàng sữa bột, ngoài tăng thêm 3 dòng sản phẩm: sữa bột trẻ em từ 1-3 tuổi và 4-10 tuổi, sữa cho phụ nữ mang thai, sữa bột chức năng và sữa dinh dưỡng, thì dòng sản phẩm sữa nước (sữa dinh dưỡng bổ sung vi chất) cũng được thêm vào danh sách bình ổn. Riêng nhóm mặt hàng thuốc, có 13 nhóm thuốc sản xuất trong nước, với 53 hoạt chất, 70 mặt hàng gồm các loại thuốc có nhu cầu sử dụng nhiều trong xã hội như thuốc giảm đau-hạ sốt, chống dị ứng, trị ho, kháng sinh, kháng viêm, trị giun, nhỏ mắt…
Bên cạnh những quy định, tiêu chí phải tuân thủ trong chương trình bình ổn thì các Sở, ngành thành phố khuyến khích doanh nghiệp tập trung vào các giải pháp đảm bảo chất lượng hàng hóa, an toàn vệ sinh thực phẩm; cân đối cung cầu thị trường, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng; đặc biệt phải đưa hàng bình ổn phân phối rộng khắp các vùng sâu, vùng xa, khu chế xuất-khu công nghiệp, quận-huyện ngoại thành…/.
Mỹ Phương (TTXVN)