Phát biểu tại hội thảo “Đánh giá và giải pháp cải thiện môitrường đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh năm 2011” được tổ chức ngày 26/4, lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh khẳngđịnh môi trường đầu tư của thành phố có tính ổn định và hấp dẫn, làđiểm đến đáng tin tưởng cho các nhà đầu tư, đồng thời cam kết sẽ tạo mọiđiều kiện thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư phát triển sản xuất kinhdoanh tại đây.
Phó Chủtịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Trung Tín hoan nghênh và đánh giá caocác nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đã tích cực đầu tư vào thànhphố, mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội cao.
Tại hội thảo, 250 đạibiểu, đại diện các sở, ngành của thành phố, các hiệp hội doanh nhân nướcngoài, hiệp hội doanh nghiệp thành phố đã cùng trao đổi, thảo luận,đánh giá những mặt được và những hạn chế, yếu kém của của việc thu hútđầu tư tại thành phố như thông tin còn hạn chế, còn tình trạng vòivĩnh, nhũng nhiễu… và đề xuất các giải pháp để cải thiện môi trường đầutư trong thời gian tới.
Trong nhóm giảipháp về xúc tiến, hàng năm thành phố sẽ lập kế hoạch xúc tiến đầu tư cótrọng tâm, trọng điểm; cập nhật danh mục kêu gọi đầu tư phù hợp; banhành quy chế phối hợp giữa các cơ quan xúc tiến đầu tư, xúc tiến thươngmại và xúc tiến du lịch trên địa bàn.
Thành phố sẽ khẩn trương hoànchỉnh quy hoạch về đất đai; tiếp tục hoàn thiện về quy hoạch, kết cấu hạtầng kỹ thuật; tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kếtcấu hạ tầng. Mặt khác, các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểmtra cấp giấy chứng nhận đầu tư; đơn giản hóa và công khai quy trình, thủtục hành chính đối với đầu tư, thực hiện cơ chế “một cửa” trong việcgiải quyết thủ tục đầu tư, đảm bảo thực hiện nghiêm pháp luật, thốngnhất trong một quy trình, thủ tục; công khai minh bạch, ngăn chặn sự tùytiện, tiêu cực…
Tại Thành phố Hồ Chí Minh,từ năm 1988 đến 2010 đã có 3.857 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lựcvới tổng số vốn đầu tư đạt trên 29,4 tỷ USD, chiếm khoảng 20% tổng sốvốn FDI của cả nước. Riêng từ đầu năm đến 19/4/2011 tổng số vốn đầu tưvào thành phố là 1,33 tỷ USD, tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2010.Các ngành nghề được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm chủ yếu làthương mại; hoạt động kinh doanh bất động sản; công nghiệp chế biến, chếtạo; giáo dục và đào tạo; dịch vụ xây dựng, thông tin truyền thông;logistic…
Trong giai đoạn tiếp theo,thành phố kêu gọi đầu tư ưu tiên vào các lĩnh vực như 9 nhóm ngành dịchvụ: tài chính-tín dụng-ngân hàng-bảo hiểm; thương mại; vận tải,dịch vụ cảng-hậu cần hàng hải và xuất nhập khẩu; bưu chính-viễnthông và công nghệ thông tin-truyền thông; kinh doanh tài sản-bấtđộng sản; dịch vụ thông tin tư vấn, khoa học-công nghệ; du lịch; y tế;giáo dục-đào tạo.
Bên cạnh đó là 4 ngành công nghiệp có hàm lượngkhoa học-công nghệ và giá trị gia tăng cao cùng với việc đầu tư vào cơsở hạ tầng, tạo bước đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng. Trong nôngnghiệp, thành phố tập trung phát triển nghiên cứu, ứng dụng công nghệsinh học để sản xuất giống chất lượng cao…/.
Phó Chủtịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Trung Tín hoan nghênh và đánh giá caocác nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đã tích cực đầu tư vào thànhphố, mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội cao.
Tại hội thảo, 250 đạibiểu, đại diện các sở, ngành của thành phố, các hiệp hội doanh nhân nướcngoài, hiệp hội doanh nghiệp thành phố đã cùng trao đổi, thảo luận,đánh giá những mặt được và những hạn chế, yếu kém của của việc thu hútđầu tư tại thành phố như thông tin còn hạn chế, còn tình trạng vòivĩnh, nhũng nhiễu… và đề xuất các giải pháp để cải thiện môi trường đầutư trong thời gian tới.
Trong nhóm giảipháp về xúc tiến, hàng năm thành phố sẽ lập kế hoạch xúc tiến đầu tư cótrọng tâm, trọng điểm; cập nhật danh mục kêu gọi đầu tư phù hợp; banhành quy chế phối hợp giữa các cơ quan xúc tiến đầu tư, xúc tiến thươngmại và xúc tiến du lịch trên địa bàn.
Thành phố sẽ khẩn trương hoànchỉnh quy hoạch về đất đai; tiếp tục hoàn thiện về quy hoạch, kết cấu hạtầng kỹ thuật; tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kếtcấu hạ tầng. Mặt khác, các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểmtra cấp giấy chứng nhận đầu tư; đơn giản hóa và công khai quy trình, thủtục hành chính đối với đầu tư, thực hiện cơ chế “một cửa” trong việcgiải quyết thủ tục đầu tư, đảm bảo thực hiện nghiêm pháp luật, thốngnhất trong một quy trình, thủ tục; công khai minh bạch, ngăn chặn sự tùytiện, tiêu cực…
Tại Thành phố Hồ Chí Minh,từ năm 1988 đến 2010 đã có 3.857 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lựcvới tổng số vốn đầu tư đạt trên 29,4 tỷ USD, chiếm khoảng 20% tổng sốvốn FDI của cả nước. Riêng từ đầu năm đến 19/4/2011 tổng số vốn đầu tưvào thành phố là 1,33 tỷ USD, tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2010.Các ngành nghề được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm chủ yếu làthương mại; hoạt động kinh doanh bất động sản; công nghiệp chế biến, chếtạo; giáo dục và đào tạo; dịch vụ xây dựng, thông tin truyền thông;logistic…
Trong giai đoạn tiếp theo,thành phố kêu gọi đầu tư ưu tiên vào các lĩnh vực như 9 nhóm ngành dịchvụ: tài chính-tín dụng-ngân hàng-bảo hiểm; thương mại; vận tải,dịch vụ cảng-hậu cần hàng hải và xuất nhập khẩu; bưu chính-viễnthông và công nghệ thông tin-truyền thông; kinh doanh tài sản-bấtđộng sản; dịch vụ thông tin tư vấn, khoa học-công nghệ; du lịch; y tế;giáo dục-đào tạo.
Bên cạnh đó là 4 ngành công nghiệp có hàm lượngkhoa học-công nghệ và giá trị gia tăng cao cùng với việc đầu tư vào cơsở hạ tầng, tạo bước đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng. Trong nôngnghiệp, thành phố tập trung phát triển nghiên cứu, ứng dụng công nghệsinh học để sản xuất giống chất lượng cao…/.
Hà Huy Hiệp (TTXVN/Vietnam+)