Thành phố Hồ Chí Minh chuẩn bị xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho các cơ sở y tế trên địa bàn với tổng giá trị đầu tư dự kiến là 100 tỷ đồng.
Ngày 23/8, tại cuộc họp bàn về Phương án xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho hệ thống y tế công cộng tại Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Y tế thành phố chỉ đạo các đơn vị trong ngành y tế đến cuối năm 2011 phải có hệ thống xử lý nước thải y tế đạt chuẩn.
Hiện nay, nhiều bệnh viện tại Thành phố Hồ Chí Minh chưa có hệ thống xử lý nước thải y tế đạt chuẩn và hầu hết 322 trạm y tế trên địa bàn đang thải vào mạng lưới cống thoát nước chung của thành phố.
Giám đốc Sở Y tế thành phố, bác sỹ Phạm Việt Thanh nhấn mạnh, nước thải y tế trực tiếp ra môi trường tiềm ẩn nhiều nguy cơ lan truyền dịch bệnh trong cộng đồng.
Mỗi ngày các bệnh viện trên địa bàn thải ra môi trường khoảng 23.000m3 nước thải y tế. Nếu đơn vị nào xả thải ra môi trường không đạt chuẩn thì phải đóng cửa, giải quyết dứt điểm cho 238/322 trạm y tế phường, xã. Số còn lại sẽ cho thời hạn chậm nhất đến cuối năm 2012.
Ủy ban Nhân dân thành phố đã chấp thuận giao Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình quận, huyện làm chủ đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải có tổng giá trị đầu tư dự kiến là 100 tỷ đồng, công nghệ của Nhật Bản kết hợp với Việt Nam.
Mỗi trạm y tế có hệ thống xử lý nước thải với công suất 2m3/ngày đêm, tuổi thọ thiết bị trên 30 năm.
Tuy nhiên, chỉ có ba bệnh viện đã và đang được đầu tư xây dựng theo mô hình xã hội hóa xử lý nước thải này./.
Ngày 23/8, tại cuộc họp bàn về Phương án xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho hệ thống y tế công cộng tại Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Y tế thành phố chỉ đạo các đơn vị trong ngành y tế đến cuối năm 2011 phải có hệ thống xử lý nước thải y tế đạt chuẩn.
Hiện nay, nhiều bệnh viện tại Thành phố Hồ Chí Minh chưa có hệ thống xử lý nước thải y tế đạt chuẩn và hầu hết 322 trạm y tế trên địa bàn đang thải vào mạng lưới cống thoát nước chung của thành phố.
Giám đốc Sở Y tế thành phố, bác sỹ Phạm Việt Thanh nhấn mạnh, nước thải y tế trực tiếp ra môi trường tiềm ẩn nhiều nguy cơ lan truyền dịch bệnh trong cộng đồng.
Mỗi ngày các bệnh viện trên địa bàn thải ra môi trường khoảng 23.000m3 nước thải y tế. Nếu đơn vị nào xả thải ra môi trường không đạt chuẩn thì phải đóng cửa, giải quyết dứt điểm cho 238/322 trạm y tế phường, xã. Số còn lại sẽ cho thời hạn chậm nhất đến cuối năm 2012.
Ủy ban Nhân dân thành phố đã chấp thuận giao Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình quận, huyện làm chủ đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải có tổng giá trị đầu tư dự kiến là 100 tỷ đồng, công nghệ của Nhật Bản kết hợp với Việt Nam.
Mỗi trạm y tế có hệ thống xử lý nước thải với công suất 2m3/ngày đêm, tuổi thọ thiết bị trên 30 năm.
Tuy nhiên, chỉ có ba bệnh viện đã và đang được đầu tư xây dựng theo mô hình xã hội hóa xử lý nước thải này./.
Gia Thuận (TTXVN/Vietnam+)