Tập đoàn Toyota Motor Corp. của Nhật Bản cho biết sẽ "sắp xếp lại" các hoạt động trên toàn cầu, như một phần trong nỗ lực giành lại niềm tin người tiêu dùng, sau cuộc khủng hoảng thu hồi xe quy mô lớn liên quan đến vấn đề an toàn.
Bước ra khỏi "tâm lý truyền thống" không muốn trưng dụng người nước ngoài trong các bộ phận có chức năng đưa ra các quyết sách chủ chốt, Toyota đã tuyển mộ bảy nhà quản lý không phải là người Nhật vào một ủy ban mới giúp "cải thiện triệt để" các hoạt động trên toàn cầu.
Phát biểu tại một cuộc họp báo, Chủ tịch Toyota Akio Toyoda, nói rằng ủy ban gồm 50 người này, với chức năng điều tra những khuyết điểm và kiểm soát các vấn đề chất lượng của xe do Toyota chế tạo, đã tiến hành cuộc họp đầu tiên vào ngày 30/3.
Theo ông Toyoda, nhiệm vụ trọng tâm của ủy ban sẽ chú trọng vào việc thúc đẩy "quá trình đưa ra quyết định thu hồi xe," tăng tính minh bạch và "lắng nghe cẩn thận" trước những ý kiến của khách hàng, như một nhân tố then chốt giúp lấy lại niềm người tiêu dùng.
Chủ tịch Toyoda nói thêm rằng Toyota cũng sẽ tuyển mộ "các chuyên gia bên thứ ba" ở mỗi khu vực, bao gồm các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, đại diện các nhóm người tiêu dùng, các nhà khoa học và các kỹ sư. Dự kiến, các báo cáo "phát hiện và đánh giá" của họ sẽ được công bố vào tháng 6/2010.
Động thái trên được đưa ra giữa lúc Toyota đang muốn khôi phục danh tiếng của mình sau khi hãng tiến hành thu hồi hơn 8 triệu xe trên toàn cầu, chủ yếu là do lỗi bàn đạp chân phanh - được cho là nguyên nhân gây ra cái chết của 58 người ở Mỹ.
Mặc dù doanh số bán hàng toàn cầu của Toyota trong tháng 2/2010 đã tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái, song con số này dường như không bất kỳ sự ngạc nhiên nào vì cơ sở so sánh cách đây một năm rất thấp, trong bối cảnh suy thoái kinh tế đã làm xói mòn nhu cầu trên các thị trường.
Nhà phân tích cấp cao Mamoru Kato, thuộc trung tâm nghiên cứu Tokai Toyota Research Center, cho rằng do chỉ trích nặng nề vì phản ứng chậm trước những thông báo đầu tiên về lỗi chân phanh của xe, Toyota đã trở nên lúng túng bởi ý nghĩ rằng "quyết định thu hồi" chỉ có thể được đưa ra tại trụ sở chính ở Nhật Bản.
Ông Kato nói: "Ủy ban phụ trách vấn đề chất lượng nói trên sẽ giúp Toyota tiếp cận được các thông tin chính xác từ khách hàng cũng như toàn bộ nhân viên của mình để kịp thời đưa ra các quyết định cần thiết."
Trong số các biện pháp khác, Toyota sẽ phối hợp và thống nhất hệ thống an toàn liên quan đến chân phanh trên phạm vi toàn cầu bắt đầu từ năm nay. Tại khu vực Bắc Mỹ, hãng sẽ tăng cường sử dụng các thiết bị ghi dữ liệu sự kiện để ghi lại thông tin liên quan đến điều kiện của xe cũng như hoạt động của người lái xe. Ngoài ra, Toyota cũng sẽ tăng cường chia sẻ thông tin giữa các khu vực./.
Bước ra khỏi "tâm lý truyền thống" không muốn trưng dụng người nước ngoài trong các bộ phận có chức năng đưa ra các quyết sách chủ chốt, Toyota đã tuyển mộ bảy nhà quản lý không phải là người Nhật vào một ủy ban mới giúp "cải thiện triệt để" các hoạt động trên toàn cầu.
Phát biểu tại một cuộc họp báo, Chủ tịch Toyota Akio Toyoda, nói rằng ủy ban gồm 50 người này, với chức năng điều tra những khuyết điểm và kiểm soát các vấn đề chất lượng của xe do Toyota chế tạo, đã tiến hành cuộc họp đầu tiên vào ngày 30/3.
Theo ông Toyoda, nhiệm vụ trọng tâm của ủy ban sẽ chú trọng vào việc thúc đẩy "quá trình đưa ra quyết định thu hồi xe," tăng tính minh bạch và "lắng nghe cẩn thận" trước những ý kiến của khách hàng, như một nhân tố then chốt giúp lấy lại niềm người tiêu dùng.
Chủ tịch Toyoda nói thêm rằng Toyota cũng sẽ tuyển mộ "các chuyên gia bên thứ ba" ở mỗi khu vực, bao gồm các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, đại diện các nhóm người tiêu dùng, các nhà khoa học và các kỹ sư. Dự kiến, các báo cáo "phát hiện và đánh giá" của họ sẽ được công bố vào tháng 6/2010.
Động thái trên được đưa ra giữa lúc Toyota đang muốn khôi phục danh tiếng của mình sau khi hãng tiến hành thu hồi hơn 8 triệu xe trên toàn cầu, chủ yếu là do lỗi bàn đạp chân phanh - được cho là nguyên nhân gây ra cái chết của 58 người ở Mỹ.
Mặc dù doanh số bán hàng toàn cầu của Toyota trong tháng 2/2010 đã tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái, song con số này dường như không bất kỳ sự ngạc nhiên nào vì cơ sở so sánh cách đây một năm rất thấp, trong bối cảnh suy thoái kinh tế đã làm xói mòn nhu cầu trên các thị trường.
Nhà phân tích cấp cao Mamoru Kato, thuộc trung tâm nghiên cứu Tokai Toyota Research Center, cho rằng do chỉ trích nặng nề vì phản ứng chậm trước những thông báo đầu tiên về lỗi chân phanh của xe, Toyota đã trở nên lúng túng bởi ý nghĩ rằng "quyết định thu hồi" chỉ có thể được đưa ra tại trụ sở chính ở Nhật Bản.
Ông Kato nói: "Ủy ban phụ trách vấn đề chất lượng nói trên sẽ giúp Toyota tiếp cận được các thông tin chính xác từ khách hàng cũng như toàn bộ nhân viên của mình để kịp thời đưa ra các quyết định cần thiết."
Trong số các biện pháp khác, Toyota sẽ phối hợp và thống nhất hệ thống an toàn liên quan đến chân phanh trên phạm vi toàn cầu bắt đầu từ năm nay. Tại khu vực Bắc Mỹ, hãng sẽ tăng cường sử dụng các thiết bị ghi dữ liệu sự kiện để ghi lại thông tin liên quan đến điều kiện của xe cũng như hoạt động của người lái xe. Ngoài ra, Toyota cũng sẽ tăng cường chia sẻ thông tin giữa các khu vực./.
Nguyễn Trường (Vietnam+)