Các tập đoàn điện tử Toshiba và Sony đang cân nhắc việc sáp nhập các bộ phận sản xuất màn hình tinh thể lỏng (LCD) cỡ nhỏ nhằm giúp tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường cung cấp màn hình LCD và không bị tụt hậu trước Samsung trong cuộc chạy đua chuyển từ màn hình LCD sang màn hình phát quang hữu cơ (OEL).
Theo nhật báo Nikkei, Toshiba và Sony đã từng “làm mưa, làm gió” trên thị trường sản xuất màn hình tivi LCD trong những năm đầu thế kỷ 21, khi các máy thu hình chuyển từ công nghệ ống tia cathode sang công nghệ LCD.
Sau đó, Sharp đã trở thành "người dẫn đầu" thị trường này sau khi tung ra tivi màn hình LCD 20 inch đầu tiên trên thế giới. Sức mạnh trong ngành công nghiệp sản xuất màn hình của Nhật Bản đã đạt tới cực điểm vào năm 2004 khi Sharp xây dựng nhà máy sản xuất màn hình LCD và tivi cỡ lớn.
Tuy nhiên, sau đó, tập đoàn điện tử Samsung của Hàn Quốc đã bắt kịp các đối thủ Nhật Bản nhờ các khoản đầu tư quy mô lớn. Trong khi đó, các doanh nghiệp Đài Loan cũng liên tiếp xây dựng các nhà máy sản xuất màn hình LCD. Do vậy, sức mạnh của các doanh nghiệp Nhật Bản giảm dần.
Trong bối cảnh đó, Toshiba và Sony đang cân nhắc sáp nhập các bộ phận sản xuất màn hình LCD cỡ nhỏ thông qua việc thành lập một công ty mới để tăng thị phần và giúp họ tiếp tục chiếm ưu thế trên thị trường.
Theo kế hoạch, 80% vốn của công ty mới sẽ thuộc sở hữu của Tập đoàn Hệ thống Phát minh Nhật Bản (INCJ), một quỹ đầu tư có sự hỗ trợ của Nhà nước.
Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa đủ để giúp các doanh nghiệp Nhật Bản cạnh tranh với các đối thủ Hàn Quốc. Theo nhật báo Nikkei, do công nghệ LCD đã gần như hoàn thiện, các doanh nghiệp nước này cần phải nhanh chóng phát triển công nghệ để sản xuất đại trà các màn hình OEL, nhất là trong bối cảnh Samsung đã bắt đầu thương mại hóa các màn hình OEL cỡ nhỏ và đang kiểm soát gần 80% thị phần trên thị trường màn hình OEL của thế giới.
Theo nhật báo Nikkei, Toshiba và Sony đã từng “làm mưa, làm gió” trên thị trường sản xuất màn hình tivi LCD trong những năm đầu thế kỷ 21, khi các máy thu hình chuyển từ công nghệ ống tia cathode sang công nghệ LCD.
Sau đó, Sharp đã trở thành "người dẫn đầu" thị trường này sau khi tung ra tivi màn hình LCD 20 inch đầu tiên trên thế giới. Sức mạnh trong ngành công nghiệp sản xuất màn hình của Nhật Bản đã đạt tới cực điểm vào năm 2004 khi Sharp xây dựng nhà máy sản xuất màn hình LCD và tivi cỡ lớn.
Tuy nhiên, sau đó, tập đoàn điện tử Samsung của Hàn Quốc đã bắt kịp các đối thủ Nhật Bản nhờ các khoản đầu tư quy mô lớn. Trong khi đó, các doanh nghiệp Đài Loan cũng liên tiếp xây dựng các nhà máy sản xuất màn hình LCD. Do vậy, sức mạnh của các doanh nghiệp Nhật Bản giảm dần.
Trong bối cảnh đó, Toshiba và Sony đang cân nhắc sáp nhập các bộ phận sản xuất màn hình LCD cỡ nhỏ thông qua việc thành lập một công ty mới để tăng thị phần và giúp họ tiếp tục chiếm ưu thế trên thị trường.
Theo kế hoạch, 80% vốn của công ty mới sẽ thuộc sở hữu của Tập đoàn Hệ thống Phát minh Nhật Bản (INCJ), một quỹ đầu tư có sự hỗ trợ của Nhà nước.
Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa đủ để giúp các doanh nghiệp Nhật Bản cạnh tranh với các đối thủ Hàn Quốc. Theo nhật báo Nikkei, do công nghệ LCD đã gần như hoàn thiện, các doanh nghiệp nước này cần phải nhanh chóng phát triển công nghệ để sản xuất đại trà các màn hình OEL, nhất là trong bối cảnh Samsung đã bắt đầu thương mại hóa các màn hình OEL cỡ nhỏ và đang kiểm soát gần 80% thị phần trên thị trường màn hình OEL của thế giới.
Thanh Tùng (TTXVN/Vietnam+)