Top giải pháp xuất sắc nhất VIC 2023 ưu tiên hướng về doanh nghiệp SME

Hai trong 4 Giải pháp xuất sắc nhất tham gia Chương trình Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023 (VIC) đã có những giải pháp đột phá trong việc cung cấp nền tảng kết nối các doanh nghiệp SME.
Top 4 giải pháp xuất sắc nhất tham gia Chương trình Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Top 4 giải pháp xuất sắc nhất tham gia Chương trình Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Ngày 28/10, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Tập đoàn Meta đã trao giải thưởng Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023 cho 12 giải pháp tiêu biểu và vinh danh Top 4 giải pháp xuất sắc nhất tham gia Chương trình Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023 (Vietnam Innovation Challenge - VIC).

Theo đó, Top 4 giải pháp gồm Nền tảng Chuyển đổi Số (OneSME) của VNPT, Tự động hóa quy trình với trợ lý ảo (FPT akaBot) của FPT IS; Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất (MISA AMIS) của MISA và Tiết kiệm năng lượng của Benkon.

[Khánh thành Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia tạo giá trị đột phá]

Với chủ đề “Đổi mới sáng tạo cùng doanh nghiệp chuyển đổi số, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu,” Chương trình năm Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam hướng tới tìm kiếm các giải pháp, sản phẩm chuyển đổi số để nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp, thu hút đầu tư vào Việt Nam theo hướng bền vững và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Hỗ trợ quản lý các hoạt động cốt lõi

Năm nay, Chương trình thu hút được 758 đề xuất giải pháp, sản phẩm Chuyển đổi Số, trong đó có những giải pháp đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ có hệ sinh thái đổi mới sáng tạo lớn và phát triển (như Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Singapore, Hong Kong-Trung Quốc...)

Để đảm bảo dễ triển khai, nền tảng MISA AMIS được thiết kế phù hợp với đặc thù của SMEs tại Việt Nam, có thể theo sát doanh nghiệp trong hành trình phát triển mà không cần phải thay đổi nền tảng và dễ sử dụng, không mất nhiều thời gian đào tạo cho nhân viên. Bên cạnh đó, MISA AMIS được nghiên cứu phù hợp hệ thống tài chính - kế toán - thuế và các thông tư, nghị định, luật tại Việt Nam. Các doanh nghiệp có thể dễ dàng triển khai với độ tương thích cao, nhanh đem lại kết quả.  

Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS giúp các doanh nghiệp tiết kiệm 90% chi phí và 85% thời gian triển khai so với ứng dụng hệ thống ERP  nước ngoài.

Theo ông Lê Hồng Quang, Phó Tổng Giám đốc thường trực MISA, Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS được định vị là sản phẩm phục vụ hàng trăm ngàn doanh nghiệp chuyển đổi số với điểm sáng tạo áp dụng công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới (như AI, Big Data, Cloud, Blockchain, tự động hóa,..). Bên cạnh đó, sản phẩm được được nghiên cứu và áp dụng những kiến thức về quản trị doanh nghiệp quy chuẩn quốc tế.

Top giải pháp xuất sắc nhất VIC 2023 ưu tiên hướng về doanh nghiệp SME ảnh 1Chương trình năm Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam hướng tới tìm kiếm các giải pháp, sản phẩm chuyển đổi số để nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp, thu hút đầu tư vào Việt Nam theo hướng bền vững. (Ảnh: Vietnam+)

“MISA AMIS là nền tảng số 'Make in Vietnam' bao gồm các giải pháp quản trị toàn diện trong lĩnh vực Tài chính-Kế toán, Marketing-Bán hàng, Quản trị Nhân sự và Văn phòng số, đáp ứng nhu cầu của các SMEs theo 3 yếu tố: Dễ triển khai, vận hành-Nhanh có hiệu quả-Chi phí triển khai hợp lý. Trong thời gian tới, MISA AMIS hướng tới mục tiêu hỗ trợ Chuyển đổi Số cho hơn 850.000 doanh nghiệp và gần 5 triệu hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam,” ông Quang nói.

Chia sẻ về trách nhiệm của đơn vị cung cấp giải pháp đổi mới sáng tạo, ông Lê Hồng Quang nhấn mạnh: “Bằng nỗ lực sáng tạo trong khoa học, công nghệ và đổi mới trong quản trị, MISA sẵn sàng chung sức gánh vác sứ mệnh tiên phong dẫn dắt chuyển đổi số để thay đổi ngành kinh tế và giúp khách hàng thực hiện công việc theo phương thức mới, năng suất và hiệu quả hơn. Từ đó góp sức đưa Việt Nam từng bước hiện thực hóa khát vọng về một quốc gia hùng cường, thịnh vượng.”

Thúc đẩy doanh thu trên môi trường số

Ra đời với mục tiêu giúp các doanh nghiệp SME nhanh chóng chuyển đổi số thành công, Nền tảng Chuyển đổi số (oneSME) của VNPT của vượt ra ngoài một hệ sinh thái số cho doanh nghiệp và trở thành sàn thương mại điện tử B2B đầu tiên tại Việt Nam. Cụ thể, nền tảng cung cấp giải pháp số toàn diện cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân. 

Hiện, OneSME có hơn 150.000 doanh nghiệp SME mở tài khoản. Đáng nói hơn, có 53.000 doanh nghiệp đang thực hiện lộ trình chuyển đổi số trên nền tảng OneSME.

Cụ thể, OneSME cung cấp hệ sinh thái số đa dạng với giải pháp hạ tầng, VT-CNTT, giao dịch điện tử, quản trị doanh nghiệp…, trong đó nhiều sản phẩm công nghệ thông được các doanh nghiệp SME lựa chọn (như dịch vụ kê khai bảo hiểm xã hội có hơn 190.000 doanh nghiệp sử dụng, 420.000 thuê bao sử dụng chữ ký điện tử, 200.000 doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử).

Trước đó, OneSME đã nhận được nhiều đánh giá tích cực của các doanh nghiệp SME và các đối tác công nghệ uy tín trong nước đồng thời nhận giải thưởng Top 10 sản phẩm số xuất sắc cho kinh tế số tại Giải thưởng Sản phẩm Công nghệ số “make in” Viet Nam 2022.

Ông Ngô Diên Hy, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn VNPT chia sẻ công ty đã và đang tích cực triển khai các giải pháp thúc đẩy sáng tạo trong lĩnh vực chuyển đổi số, đáp ứng mục tiêu đưa ra thị trường các sản phẩm phục vụ nhu cầu phát triển của khách hàng.

“Bên cạnh đó, VNPT cam kết không ngừng sáng tạo đổi mới để cho ra những bộ giải pháp chính phủ số, xã hội số, nền kinh tế số, chính quyền điện tử cũng như tham gia giải quyết các bài toán chuyển đổi số trong các ngành nghề,” ông Hy nói./.

Top giải pháp xuất sắc nhất VIC 2023 ưu tiên hướng về doanh nghiệp SME ảnh 2Lễ ký kết hợp tác giữ NIC và đối tác tại lễ trao giải thưởng Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục